Vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Pháp luật quy định sao về rửa tiền hơn 400.000 tỉ đồng?

13:15 - 07/06/2024

Người phạm tội về tiền, tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia… sẽ bị phạt từ 10 - 15 năm tù về tội rửa tiền.

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Theo đó, nhằm che giấu nguồn gốc và việc sử dụng bất hợp pháp số tiền chiếm đoạt được, để cắt đứt dòng tiền, Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm đã rút tiền mặt tại SCB, để giao cho các đối tượng khác theo chỉ đạo của Lan… Bị can Lan và đồng phạm đã bị khởi tố tội rửa tiền, với số tiền hơn 30.000 tỉ đồng chiếm đoạt của các nhà đầu tư trái phiếu.

Ngoài ra, Bộ Công an còn xác định Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã rửa tiền lên đến 415.666 tỉ đồng, từ nguồn tham ô tài sản của SCB.

Vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: Pháp luật quy định sao về rửa tiền hơn 400.000 tỉ đồng?

Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã rửa tiền lên đến 415.666 tỉ đồng

NHẬT THỊNH

Vậy rửa tiền là gì? Khi phạm tội sẽ bị xử lý thế nào?

Như thế nào là rửa tiền?

Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Mai Thanh Bình (Công ty luật TNHH Mai Thanh Bình) phân tích, tại khoản 1 điều 3 luật Phòng, chống rửa tiền quy định: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Nghĩa là, cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích biến tiền có được từ những hoạt động bất hợp pháp thành tiền có được hợp pháp.

Rửa tiền bị xử lý thế nào?

Theo điều 324 bộ luật Hình sự quy định người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm:

Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có, hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có, hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có, hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

Thực hiện một trong các hành vi quy định trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Mức án cao nhất đối với tội rửa tiền là 15 năm tù. Cụ thể, người phạm tội về tiền, tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, thì bị phạt từ 10 - 15 năm tù.

Riêng đối với người chuẩn bị phạm tội rửa tiền, thì bị phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 - 5 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, hoặc cấm huy động vốn từ 1 - 3 năm.

Khi nào được giảm nhẹ hình phạt?

Việc xem xét giảm nhẹ hình phạt trong tội rửa tiền sẽ được hội đồng xét xử sẽ cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Theo điều 51 bộ luật hình sự, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác… sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Từ đó, tòa án áp dụng điều 54 bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt. Nghĩa là, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 51 của bộ luật này.

Đối với người phạm tội lần đầu, đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể, thì tòa án cũng có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Trong trường hợp, người phạm tội có đủ các điều kiện nêu trên nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt, hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...