Cụ thể, phần bào chữa, luật sư Trần Minh Hải trình bày, theo luật sư tính toán thì bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) chỉ đạo "giải quỹ" rút tiền của SCB, trong khi cáo trạng xác định Lan chỉ có 1.166 tài sản.
Đối đáp về chênh lệch số liệu này, Viện kiểm sát nêu, kết luận điều tra, cáo trạng, tài liệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cung cấp và thống kê, các tài liệu nằm trong hồ sơ vụ án đều thể hiện, trong 1.166 mã tài sản thì có 204 mã tài sản đảm bảo cho 368 khoản vay được giải ngân trong giai đoạn 1.1.2012 đến 31.12.2017; và 982 mã tài sản đảm bảo cho 916 khoản vay được giải ngân trong giai đoạn từ 1.1.2018 đến 7.10.2022.
Do đó, luật sư Trần Minh Hải đã dùng phép tính cộng là lấy 204 mã tài sản cộng 982 mã tài sản bằng 1.186 mã tài sản.
Song Viện kiểm sát lý giải, thực tế, một mã tài sản được đảm bảo cho nhiều khoản vay. Trong đó, có 20 mã tài sản vừa đảm bảo cho khoản vay phát sinh giai đoạn trước ngày 1.1.2018 và vừa đảm bảo cho các khoản vay sau 1.1.2018.
Vì vậy, khi tổng hợp các mã tài sản đảm bảo cho toàn bộ 1.284 khoản vay, để đảm bảo số liệu chính xác phải trừ đi 20 mã tài sản được cùng đảm bảo cho khoản vay phát sinh giai đoạn trước và sau 2018, thì tổng số tài sản đảm bảo của Trương Mỹ Lan chỉ 1.166 mã tài sản cho 1.284 khoản vay.
Trước đó, ở phần luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan vì sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỉ đồng.
Viện kiểm sát đề nghị 4 án chung thân đối với: cựu lãnh đạo SCB Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn và Đỗ Thị Nhàn (cựu trưởng đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước giám sát SCB nhận hối lộ 5,2 triệu USD.
80 đồng phạm còn lại giúp sức Trương Mỹ Lan rút tiền SCB, bị Viện kiểm sát đề nghị từ 3 năm tù treo đến 24 năm tù.