Cảnh giác các fanpage, ứng dụng giả mạo cơ quan công an

09:51 - 03/03/2024

Những chiêu lừa ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội. Đáng chú ý, kẻ lừa đảo dám giả mạo cơ quan công an để "tung chiêu".

 

Coi chừng điện thoại nhiễm mã độc bởi các ứng dụng giả mạo

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (còn gọi là Hiếu PC, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết hiện nay có chiêu lừa mà mọi người cần cảnh giác. Đó là đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo một cơ quan chức năng nào đó rồi đề nghị cài đặt ứng dụng. Đáng chú ý là kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ người dùng tải các ứng dụng (app) giả mạo, trong đó có cả ứng dụng mạo danh cơ quan công an.

Theo ông Hiếu, những ứng dụng này không xuất phát từ các kho ứng dụng chính thống của Google Play Store (còn gọi là CH Play dành cho hệ điều hành Android), AppGallery (kho ứng dụng Huawei) mà là từ một đường dẫn hoặc một tập tin do đối tượng lừa đảo cung cấp.

"Và nếu như trước đây đối tượng lừa đảo sẽ nhắm vào phần lớn người sử dụng điện thoại hệ điều hành Android thì giờ đây người dùng iPhone cũng trong tầm ngắm của những kẻ lừa đảo", ông Hiếu cho biết và nói thêm: "Đối tượng sẽ tìm cách dụ dỗ người dùng iPhone tải ứng dụng lạ từ nền tảng thử nghiệm ứng dụng di động TestFlight hoặc thông qua các chiêu trò dụ dỗ nạn nhân cài đặt hồ sơ quản lý thiết bị di động (MDM).

Cảnh giác các fanpage, ứng dụng giả mạo cơ quan công an

Kẻ lừa đảo lừa mọi người tải các ứng dụng giả mạo, trong đó có cả ứng dụng của cơ quan công an

Hậu quả của người dùng khi lỡ cài đặt những ứng dụng giả mạo các cơ quan chức năng, công an… là gì? Ông Hiếu cho biết: "Khi cài các ứng dụng ấy thì điện thoại sẽ bị nhiễm mã độc. Kẻ lừa đảo cũng như hacker sẽ có thể thu thập hình ảnh của nạn nhân. Sau đó dùng công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo là Deepfake để tìm cách truy cập vào ứng dụng ngân hàng bằng phương thức nhận diện gương mặt, rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng từ xa…".

Cảnh giác các fanpage, ứng dụng giả mạo cơ quan công an

Chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyên: "Không nên ấn vào bất kỳ đường link nào mà người lạ gửi qua tin nhắn. Khi muốn tải ứng dụng, chỉ tải trực tiếp từ kho ứng dụng trên điện thoại và tìm phần mềm tương ứng trên đó để ngăn chặn rủi ro tải những ứng dụng giả mạo. Nếu thấy điện thoại tụt pin nhanh, chậm đi, nóng ran thì có khả năng điện thoại đang sử dụng dữ liệu mạng lớn bất thường. Lúc này cần kiểm tra, tắt nguồn điện thoại, tắt wifi hoặc 4G ngay lập tức".

Cảnh giác các fanpage, ứng dụng giả mạo cơ quan công an

Fanpage này giả mạo Học viện Cảnh sát nhân dân với mục đích lừa đảo

 

"Giúp lấy lại tiền bị lừa đảo"

Theo tiến sĩ, thiếu tá Trần Mai Ngọc, Trường ĐH An ninh nhân dân (TP.HCM), thì thời gian qua có nhiều trường hợp bị lừa đảo khi đặt niềm tin vào dịch vụ "giúp lấy lại tiền bị lừa đảo".

"Các đối tượng lừa đảo rất tinh vi khi tạo ra nhiều fanpage, để tên có liên quan đến "công an" để dễ dàng qua mặt những người nhẹ dạ cả tin", ông Ngọc nói.

Ông Ngọc cũng chỉ ra có rất nhiều fanpage đã và đang được… chạy quảng cáo trên Facebook, với mục đích lừa đảo người dùng.

Cụ thể như các fanpage: "Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân - Cổng Thông Tin", "Cục Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao A05", "Cổng Thông Tin - Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân"…

"Ở các fanpage này, kẻ lừa đảo ghi là "Bộ Công an ủy quyền cho Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân - Cổng Thông Tin (hoặc Cục Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao A05, Cổng Thông Tin - Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân… tùy từng tên các fanpage – PV) để giúp đỡ các trường hợp bị lừa đảo khi mua hàng, kinh doanh ảo, sàn thương mại điện tử; lừa đảo xem video, làm nhiệm vụ online; lừa đảo đầu tư vốn ít lời nhiều... và rất nhiều hình thức lừa đảo trên mạng xã hội. Cũng có fanpage yêu cầu những ai từng bị lừa đảo hãy liên hệ để tố giác tội phạm và nhận hỗ trợ, hay thông tin đã có hàng chục ngàn nạn nhân được hỗ trợ… Tuy nhiên, chính những fanpage ấy đang lừa đảo", ông Ngọc nói.

Cảnh giác các fanpage, ứng dụng giả mạo cơ quan công an

Một fanpage giả mạo cơ quan công an để "giăng bẫy" người dùng Facebook

Ông Ngọc cũng chia sẻ: "Không khó để nhận diện những fanpage có dấu hiệu lừa đảo. Có thể kể như các fanpage ấy viết hoa tự do, sai chính tả. Lượt like fanpage và theo dõi rất ít nhưng bài viết thu hút nhiều like (yêu thích), nhiều comment (bình luận) có nội dung tương tự hoặc giống nhau. Bởi lẽ các fanpage này đã chạy quảng cáo. Lượt like hay comment đều tự động".

Theo ông Ngọc, khi bị lừa đảo cần đến trực tiếp các cơ quan công an để trình báo, tố giác tội phạm. Tuyệt đối không làm theo những hướng dẫn của những fanpage giả mạo cơ quan công an để quảng cáo dịch vụ "lấy lại tiền bị lừa đảo".

"Cần từ chối những lời đề nghị chuyển tiền, cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân, căn cước công dân và các loại giấy tờ tùy thân...", ông Ngọc khuyến cáo.

 

 
 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Phía sau cái chết - SCTV14

Bàn tay nhân ái III: Nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn

Cư gia binh đoàn: Phim về đề tài gia đình hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...