Phanh phui thủ đoạn hối lộ trong đại án ‘chuyến bay giải cứu’

10:05 - 11/07/2023

Theo dự kiến, sáng mai 11.7, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”. 54 bị cáo sẽ hầu tòa với 5 tội danh khác nhau: đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong số này, 21 người cùng bị truy tố về tội nhận hối lộ, trong đó 18 người đối diện khung hình phạt cao nhất đến tử hình, gồm: cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó thủ tướng; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội…

Hơn 500 lần nhận hối lộ

Cáo trạng xác định, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Thời điểm này, rất nhiều công dân Việt Nam đang mắc kẹt tại nước ngoài và có nhu cầu về nước. Chính phủ lần lượt tổ chức các “chuyến bay giải cứu” (chỉ thu phí vé máy bay, cách ly) và “chuyến bay combo” (trả phí toàn bộ) nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Phanh phui thủ đoạn hối lộ trong đại án ‘chuyến bay giải cứu’

Chuyến bay giải cứu đưa 340 người Việt Nam từ Anh trở về Việt Nam, tại sân bay Tân Sơn Nhất, tháng 6.2020

Để triển khai, 5 bộ, ngành được giao trọng trách phối hợp. Văn phòng Chính phủ tập hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay; Bộ Y tế, Bộ GTVT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cho ý kiến phê duyệt chuyến bay; Bộ Ngoại giao chủ trì xin ý kiến và thống nhất với các bộ, sau đó báo cáo lãnh đạo Chính phủ, xây dựng, đề xuất kế hoạch chuyến bay.

Lợi dụng quy trình thực hiện và vị trí công việc nắm giữ, hàng loạt lãnh đạo, cán bộ thuộc các bộ, ngành nêu trên đã nhận tiền để ưu ái cho doanh nghiệp (DN) quen biết khi cấp phép chuyến bay.

Kết quả điều tra phát hiện 21 bị cáo phạm tội nhận hối lộ, với hơn 500 lần cầm tiền, tổng cộng gần 165 tỉ đồng. Trong đó, Tô Anh Dũng nhận 21,5 tỉ đồng, Nguyễn Quang Linh nhận hơn 4,2 tỉ đồng, Nguyễn Thị Hương Lan nhận hơn 25 tỉ đồng, Phạm Trung Kiên nhận hơn 42,6 tỉ đồng…

Cũng theo cáo trạng, trong khoảng 100 DN được cấp phép chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước thì chỉ có khoảng 20 nhóm DN triển khai thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước, số còn lại cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép rồi bán quyền tổ chức cho pháp nhân khác.

Để được tham gia, đại diện một số DN đã trực tiếp hoặc qua trung gian chi tiền “bôi trơn” cho các lãnh đạo, cán bộ có thẩm quyền tại các bộ, ngành liên quan. Trong số 54 bị can, 23 bị can bị truy tố về tội đưa hối lộ, thông qua hơn 400 lần chi tiền để đưa hơn 226 tỉ đồng cho quan chức các bộ, ngành.

“Bôi trơn” từ A tới Z

DN có nhu cầu tổ chức chuyến bay cần xin chủ trương cách ly tại địa phương, gửi hồ sơ đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Lãnh sự lấy ý kiến tổ công tác các bộ, ngành và trình Chính phủ phê duyệt, sau đó thông báo cho DN thực hiện. Theo quy trình này, DN sẽ phải chi tiền “bôi trơn” ở nhiều bước.

Đầu tiên, DN chủ động tiếp cận lãnh đạo UBND các tỉnh thành, trong đó có Hà Nội và Quảng Nam, để “đi đêm”. Cáo buộc của Viện kiểm sát cho thấy ông Chử Xuân Dũng (cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội) và ông Trần Văn Tân (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) đã lần lượt nhận hối lộ hơn 2,05 tỉ và 5 tỉ đồng, để ký văn bản chấp thuận cho DN đưa công dân về cách ly.

Địa chỉ tiếp theo là Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, đơn vị được giao nhiệm vụ xét duyệt danh sách DN thực hiện chuyến bay. 4 bị cáo thuộc cơ quan này, gồm cả cục trưởng và cục phó, đã nhận hối lộ tổng cộng gần 40 tỉ đồng để đưa DN thân quen vào danh sách. Đáng chú ý, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng là một trong các bị cáo giữ chức vụ cao nhất ở vụ án này.

Ở nước ngoài, khi DN liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam để nhờ hỗ trợ tổ chức chuyến bay, một số cá nhân tại các cơ quan này đưa ra yêu sách, buộc DN trong nước phải thêm một lần “bôi trơn”.

Một địa chỉ khác là Văn phòng Chính phủ, đơn vị tập hợp, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao cũng có người nhúng chàm. Điển hình là bị cáo Nguyễn Quang Linh nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng như đã nêu.

Tương tự, DN phải hoàn tất “quy trình bôi trơn” bằng việc chung chi nhiều chục tỉ đồng cho hàng loạt cán bộ tại các bộ, ngành có liên quan đến công tác tổ chức chuyến bay. Điển hình, bị cáo Phạm Trung Kiên, dù chỉ là thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng đã có đến hơn 250 lần nhận hối lộ với tổng cộng gần 43 tỉ đồng, cũng là người bị cáo buộc nhận nhiều tiền nhất trong vụ án.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...