Xét xử đại án ‘chuyến bay giải cứu’: Nhiều bị cáo bật khóc, xin tòa giảm án

10:43 - 20/07/2023

Nhiều bị cáo trong vụ đại án ‘chuyến bay giải cứu’ bật khóc, xin tòa cho hưởng khoan hồng.

Ngày 18.7, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”. Phiên tòa dành thời gian cho các bị cáo cùng luật sư bào chữa tham gia tranh luận.

Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế xin không bị tử hình

Vụ án này, Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, là bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án tử hình về tội nhận hối lộ. Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ lên tới 253 lần với tổng số tiền 42,6 tỉ đồng, nhiều nhất và cũng “trắng trợn” nhất.

Xét xử đại án ‘chuyến bay giải cứu’: Nhiều bị cáo bật khóc, xin tòa giảm án

Các bị cáo tại phiên tòa

TRẦN PHAN

Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Kiên thừa nhận hành vi phạm tội, gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, nhân dân. Tuy nhiên, bị cáo này vẫn khẳng định không gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN), không ép buộc ai phải chi tiền cho mình. Bị cáo Kiên nhiều lần khẳng định mình không có thẩm quyền ký hay không ký phê duyệt chuyến bay, cũng không có khả năng làm chậm tiến độ xét duyệt hồ sơ hoặc gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của các DN. “Thời điểm phạm tội là khi dịch Covid-19 đang diễn ra, bị cáo thường xuyên tháp tùng thứ trưởng đi công tác ở các điểm dịch, bị cuốn vào guồng công việc, không nhận thức được hành vi của bản thân. Bị cáo đã tác động đến gia đình, gia đình bị cáo cũng đồng ý sẽ tích cực khắc phục hậu quả, sẽ nộp triệt để 100% số tiền đã nhận…”, bị cáo Kiên bật khóc, mong tòa cho hưởng khoan hồng, được hưởng mức án tù thay vì tử hình.

Một bị cáo khác cũng bật khóc, đó là Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị đề nghị 12 – 13 năm tù vì nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng. Giống phần lớn bị cáo trong vụ án, bị cáo Dũng nhận tội, nhưng mong được xem xét đến bối cảnh. Bị cáo này khẳng định luôn cố gắng thực hiện các chính sách liên quan bảo hộ công dân, ngăn chặn dịch bệnh, không bao giờ có tư tưởng trục lợi. Về việc nhận tiền từ DN, bị cáo này khai do nể nang và mong muốn tạo điều kiện cho họ triển khai sớm theo chủ trương của nhà nước. “Với nhận thức khi đó là đơn giản, đồng thời do không làm trong quản lý kinh tế nên không phân biệt ranh giới giữa hành vi dân sự nhận tiền cảm ơn với hành vi phạm tội”, bị cáo Dũng thanh minh, đồng thời cho biết đến nay đã nhận thức rõ nên rất hối hận.

Ngoài 2 trường hợp trên, bị cáo Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng lãnh sự VN tại Osaka (Nhật Bản); và Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ VN tại Nhật Bản, cũng đều bật khóc khi tự bào chữa. Nhóm bị cáo này đều thừa nhận hành vi nhận hối lộ, mong được cân nhắc đến bối cảnh, tính chất, mức độ hành vi để được hưởng khoan hồng.

“TÔI TRỞ THÀNH MỘT TỘI ĐỒ CỦA THÀNH PHỐ”

Là một trong những cựu quan chức nhận hối lộ nhiều nhất với 25 tỉ đồng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Thị Hương Lan bị đề nghị mức án 18 – 19 năm tù. Tự bào chữa, bị cáo Lan cho hay luôn tuân thủ nguyên tắc lựa chọn DN đủ tiêu chuẩn khi tham gia tổ chức chuyến bay, và tạo điều kiện tối đa cho công dân từ nước ngoài về nước để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

“Bị cáo luôn coi công dân bị mắc kẹt, gặp khó khăn ở nước ngoài như người thân của gia đình mình, cần phải hỗ trợ để đưa họ về nước trong thời gian sớm nhất và hiệu quả nhất”, nữ bị cáo trình bày. Theo lời bị cáo Lan, công tác bảo hộ công dân được triển khai thường xuyên và trước khi xảy ra đại dịch. Vì thế, bị cáo Lan mong tòa không áp dụng tình tiết tăng nặng là lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh để phạm tội. “Một lần nữa, bị cáo xin nhận lỗi với nhân dân, xin lỗi nhân dân vì nhận thức của bị cáo chưa được đầy đủ về việc nhận quà nên đã nhận của đại diện một số DN. Bị cáo mong nhân dân sẽ tha thứ cho bị cáo”, cựu nữ cục trưởng nói.

Một bị cáo khác là cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng, bị đề nghị 4 – 5 năm tù vì nhận hối lộ hơn 2 tỉ đồng. Bị cáo này thừa nhận hành vi, cho hay rất “đau đớn” khi phải đứng tại tòa hôm nay. Cựu phó chủ tịch khẳng định trong quá trình tham gia chống dịch không từ nan bất kỳ điều gì, từ sớm đến đêm và đã góp một phần nhỏ trong việc khống chế dịch Covid-19 của thủ đô. “Hôm nay đứng ở đây, tôi trở thành một tội đồ của thành phố, tội đồ trong công tác phòng chống dịch…, trở thành người phạm tội. Lợi dụng dịch bệnh để phạm tội là tình tiết tăng nặng, rất đau xót”, bị cáo Chử Xuân Dũng nói và mong được hưởng khoan hồng để sớm trở về với gia đình, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

Tương tự, bị cáo Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, bị đề nghị 8 – 9 năm tù vì nhận hối lộ 5 tỉ đồng. Bị cáo nói về lý thì mình đã sai, xin nhận trách nhiệm; còn về tình, bản thân chỉ thực hiện theo chủ trương nhân đạo, nhân văn và không có ý gây khó khăn, vòi vĩnh hay đặt điều kiện gì.

Cựu phó chủ tịch kể rằng mỗi lần gặp Nguyễn Thị Thanh Hằng (cựu Phó giám đốc Công ty Bluesky, người đưa hối lộ), bị cáo đều dặn phải chăm lo tốt cho công dân và hỏi han ai bị nhiễm bệnh không, họ ăn uống thế nào, đưa về nơi cư trú ra sao; đồng thời dặn không gửi quà cho mình nữa. Vì thế, bị cáo Tân mong tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ, đánh giá thái độ thành khẩn khai báo để cho mình hưởng mức án nhẹ nhất có thể. 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...