Nhà máy nhựa sinh học lớn nhất Việt Nam

Đây được coi là bước đi quan trọng để củng cố nền tảng của công ty cho việc mở rộng toàn cầu ở Đông Nam Á của SK Chemicals (SKC). Theo đó, Ecovance, một doanh nghiệp liên kết giữa SKC, Daesang và LX International, đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ chính quyền thành phố Hải Phòng để thiết lập cơ sở sản xuất nhựa sinh học lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

Tham vọng của SKC với nhà máy nhựa sinh học lớn nhất Việt Nam

SKC đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ chính quyền thành phố Hải Phòng.

Nhà máy dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2025 sẽ chủ yếu sản xuất nhựa sinh học polybutylene adipate terephthalate (PBAT), một chất đồng trùng hợp có thể phân hủy được sử dụng rộng rãi để thay thế cho nhựa thông thường. Công ty kỳ vọng công suất sản xuất trong năm là 70.000 tấn PBAT từ cơ sở này.

Cũng trong lĩnh vực nhựa sinh học, tập đoàn An Phát Holdings vào đầu năm ngoái cũng đã thực hiện việc động thổ dự án xây dựng nhà máy sản xuất PBAT trị giá 120 triệu USD với công suất 30.000 tấn/một năm tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng.

Trên thực tế, PBAT hiện tại đang được coi như một loại vật liệu sinh học của tương lai. Loại vật liệu này được phát triển nhằm giải quyết việc ô nhiễm môi trường do tái chế nhựa thông thường. Ở đó, thay vì tái chế, PBAT sẽ bị phân hủy do tác động của các vi sinh vật sống tự nhiên như nấm, tảo và vi khuẩn mà không tạo ra khí mê-tan hoặc thải ra bất kỳ chất độc nào có hại cho môi trường.

Tham vọng của SKC với nhà máy nhựa sinh học lớn nhất Việt Nam

PBAT hiện tại được coi như một loại vật liệu sinh học của tương lai.

Trong khi đó, với công nghệ chuyên về PBAT nâng cao độ bền của SKC thông qua công ty Ecovance sử dụng nanocellulose, chiết xuất từ cây, để tăng cường độ bền của vật liệu, giúp tăng cường đáng kể độ bền của nó ngang bằng với nhựa thông thường. Kết quả là, PBAT có thể được dùng làm màng bọc nông nghiệp và bao bì, hộp đựng cho các sản phẩm tiêu dùng khác nhau và vải không dệt để làm tã lót và khẩu trang.

Và để củng cố dấu ấn của mình trong lĩnh vực nhựa thân thiện với môi trường, SKC vào năm 2021 đã thành lập một liên minh chiến lược, SK TBM Geostone, cùng với Công ty TBM của Nhật Bản tập trung phát triển và thương mại hóa các loại vật liệu nhựa sinh học. SK TBM Geostone, công ty sản xuất vật liệu phân hủy sinh học LIMEX mà SKC đầu tư, cũng sẽ xây dựng nhà máy có công suất 36.000 tấn/năm vào năm 2025 tại Khu kinh tế TP. Hải Phòng.

Dấu chân tham vọng của SK Chemicals

Hiện tại, mối quan tâm đến PBAT ngày càng tăng lên. Thị trường loại vật liệu này đang phát triển nhanh chóng do các quy định chặt chẽ hơn về nhựa dùng một lần. Theo những người trong ngành, thị trường PBAT toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm hơn 20% trong tương lai.

Tham vọng của SKC với nhà máy nhựa sinh học lớn nhất Việt Nam

Nhà máy tại Hải Phòng sẽ cho phép SKC mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.

Theo các nhà phân tích trong ngành, một thị trường lớn cho PBAT là màng mỏng, được phủ xung quanh cây trồng để ngăn cỏ dại và giúp giữ ẩm. Một thị trường lớn khác là túi rác có thể phân hủy được, được sử dụng cho dịch vụ ăn uống và thu gom thực phẩm và rác thải hộ gia đình. Ngoài ra, còn một thị trường mới nổi cho vật liệu PBAT là dao kéo trong y tế có thể phân hủy sinh học. 

Tại châu Á, nhiều người chơi lớn đang tham gia vào thị trường nóng này, chính SKC với chi nhánh SK Geo Centric đã liên doanh cùng Kolon Industries để hợp tác xây dựng một nhà máy PBAT 50.000 tấn ở Seoul, Hàn Quốc.

Để tiến vào Đông Nam Á, SKC vào năm 2021 đã bắt đầu xây dựng nhà máy tại Malaysia với công suất hàng năm khoảng 50.000 tấn thông qua chi nhánh SK Nexilis copper, nhà đầu tư về vật liệu dùng cho pin thứ cấp. Cơ sở này dự kiến sẽ hoàn thành vào nửa cuối năm nay và sẽ được sản xuất hàng loạt sau đó.

Tuy nhiên, với việc Việt Nam đang nhận được sự chú ý với tư cách là một cơ sở doanh nghiệp toàn cầu nhờ cơ sở hạ tầng tuyệt vời. Trong đó, Hải Phòng với vị trí là trung tâm công nghiệp của cả nước cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nơi đây đang thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc trị giá ước tính khoảng 10 tỷ USD. Cùng với việc Hải Phòng cũng đang có chiến lược phát triển thành một cơ sở công nghiệp bền vững bằng cách thu hút các ngành công nghiệp nghiệp vật liệu mới có giá trị gia tăng cao với công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Có thể nói, thỏa thuận này cũng cho phép SKC tăng cường đầu tư vào Đông Nam Á, một trong những trụ cột trong quá trình mở rộng toàn cầu của công ty, bằng cách đảm bảo cơ sở lớn nhất về nhựa sinh học tại Việt Nam. Đây có thể là bước chuẩn bị của SKC trong cuộc chơi nguyên liệu xanh toàn cầu tương lai…