Nguồn điện xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang giải pháp thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất.
Tuy nhiên, doanh nghiệp và các đơn vị thi công còn gặp nhiều rào cản khi đầu tư, lắp đặt và các quy chuẩn định nghĩa về công suất; kỹ thuật chưa được rõ ràng cũng khiến các đơn vị gặp nhiều trở ngại.
Cụ thể, tại Dự thảo Nghị định quy định về điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu cần làm rõ đơn vị công suất đưa ra trong là công suất AC (W) hay công suất lắp đặt DC (Wp), hoặc việc phê duyệt và quản lý công suất lắp đặt là công suất AC hay DC hay cả hai?
Ví dụ các ngưỡng 100KW hay 100KWp? 1000MW hay 1000KWp? Bởi nếu nếu 1000KW được hiểu là công suất AC (tổng công suất định mức lắp đặt inverter) có cần quy định về công suất tối đa DC là bao nhiêu KWp?
Do đó để rõ hơn cho doanh nghiệp thực hiện chúng tôi đề nghị: Một là, cần quy định rõ hơn các quy định đơn vị tính công suất để các đơn vị tuân thủ chặt chẽ về sản lượng lắp đặt.
Hai là, đề nghị Bộ Công Thương cần làm rõ cách tính toán xác định các ngưỡng 10% hay 20% công suất lắp đặt. Tôi cho rằng nên tính toán ngưỡng này dựa theo số liệu chuẩn hoá sản lượng điện trung bình hàng tháng mà mỗi KWp có thể phát ra tại một khu vực/ địa phương cụ thể.
Ba là, tại dự thảo yêu cầu công suất trên 100KW phải đầu tư hệ thống điều khiển giám sát tại chỗ và kết nối với điều độ địa phương dù hệ solar có bán điện hay không? Từ bất cập này tôi kiến nghị nên tăng ngưỡng này lên, ví dụ 500kW vì vấn đề chi phí đầu tư và quản lý khách hàng đối với điều độ, cần làm rõ đối tượng nào được áp dụng cho cơ chế ĐMTMN, đối tượng nào không áp dụng mà phải áp dụng cơ chế khác như DPPA.
Bốn là, đề xuất đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và quy trình phê duyệt dự án điện mặt trời mái nhà, xây dựng cơ chế "một cửa" để giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc xin cấp phép và kết nối vào lưới điện.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Đang gửi...