Thực tế các doanh nghiệp trong nước còn đối mặt nhiều với các thách thức trong quá trình thực thi các FTA.
Những tác động tích cực từ việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đã được minh chứng rõ nét trong thời gian vừa qua.
Nhưng thực tế các doanh nghiệp trong nước còn đối mặt nhiều với các thách thức trong quá trình thực thi các FTA. Một trong số đó là thiếu nguồn lực, thiếu nguồn thông tin về hoạt động hỗ trợ.
Theo tôi, Chính phủ phải khởi động tốt cho doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp của Việt Nam có một đặc thù rất hay là tính quyết chiến, tính chịu thương chịu khó, làm ngày làm đêm. Chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời có định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn và phải khuyến khích, điều tiết hợp lý bằng hệ thống chính sách linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của giai đoạn đó.
Thứ hai là về vốn, kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV là mục tiêu và hoạt động hỗ trợ cơ bản cho DNNVV, do đó cần tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận được các hình thức hỗ trợ tài chính của Chính phủ, đồng thời cần tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp cho các DNNVV, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến mức thuế suất thấp hơn cho các công ty siêu nhỏ và nhỏ.
Đặc biệt, Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện doanh nghiệp để hỗ trợ toàn diện đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, hình thành mối liên kết giữa các đơn vị thực hiện hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là kết hợp với các tổ chức hành nghề luật như luật sư, luật gia tham gia vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Đang gửi...