Việt Nam và bước tiến trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu

17:26 - 18/11/2024

Với sự chuyển mình mạnh mẽ, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hứa hẹn cho các nhà sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Làn sóng đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Theo một báo cáo gần đây của Reuters, một số các công ty trên toàn thế giới đang mở rộng dấu ấn sản xuất chất bán dẫn của họ tại Việt Nam, nhằm mục đích đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường đơn lẻ. Làn sóng đầu tư này đang biến Việt Nam thành một trung tâm quan trọng cho phân khúc phụ trợ của ngành công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam và bước tiến trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu

Làn sóng đầu tư của các tập đoàn lớn đang biến Việt Nam thành một trung tâm quan trọng cho phân khúc phụ trợ của ngành công nghiệp bán dẫn.

Trong đó, các tập đoàn như Hana Micron và Amkor Technology gần đây hay trước đó là Intel, Samsung đang dẫn đầu làn sóng này. Với các khoản đầu tư lớn trong những năm gần đây, các công ty này không chỉ đặt nền móng cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam mà còn khẳng định niềm tin vào tương lai của thị trường này.

Trên thực tế, sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trong những năm qua, đã thúc đẩy các công ty bán dẫn trên toàn cầu tìm kiếm những điểm đến sản xuất mới, ổn định hơn. Việt Nam với lực lượng lao động lành nghề, chi phí cạnh tranh và chính sách khuyến khích đầu tư, đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều tập đoàn lớn.

Một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là chi phí nhân công, với mức lương thấp hơn so với Trung Quốc và một lực lượng lao động trẻ, được đào tạo bài bản, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các hoạt động lắp ráp và thử nghiệm.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua chính sách ưu đãi thuế, cải thiện cơ sở hạ tầng và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngoài ra, với việc nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam cũng đang có lợi thế trong việc tiếp cận các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Điều này cũng đã được bà Sophie Dao, đối tác cấp cao tại Global Business Services, nhận định rằng, sự trỗi dậy của Việt Nam như một trung tâm sản xuất bán dẫn gần đây đang phản ánh những lợi thế chiến lược của đất nước, bao gồm những yếu tố như lao động lành nghề, chính sách thuận lợi và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.

Theo một báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Toàn cầu (GSA), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản xuất chất bán dẫn nhanh nhất thế giới. Dự kiến, đến năm 2032, Việt Nam sẽ chiếm 8-9% công suất lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip toàn cầu, so với mức chỉ 1% vào năm 2022.

Thách thức không nhỏ

Tuy nhiên, cơ hội vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam cũng đang gặp những thách thức không nhỏ. Sự thiếu hụt chuyên gia kỹ thuật cao đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù có lực lượng lao động trẻ, số lượng kỹ sư có chuyên môn sâu trong lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Việt Nam và bước tiến trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu

Điểm yếu nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn đang là một trong những mối quan tâm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài cũng là một trong những lý do cốt lõi khiến ngành công nghệ bán dẫn của Việt Nam còn xa mới có thể trở nên tự chủ. Hiện tại, phần lớn các thiết bị và công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam đều được nhập khẩu, khiến Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động quốc tế. Ngoài ra, các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Philippines và Thái Lan cũng đang tích cực thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho Việt Nam.

Nhìn về phía trước, triển vọng của ngành bán dẫn tại Việt Nam vẫn rất lạc quan. Các khoản đầu tư lớn từ cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đang đặt nền móng cho sự phát triển bền vững. Điều này cũng đã được ông Cho Hyung Rae, Phó Chủ tịch Hana Micron, khẳng định trong một thông cáo báo chí. Ông cho rằng, Việt Nam có lẽ không chỉ là lựa chọn tạm thời mà đang trở thành trung tâm chiến lược dài hạn trong kế hoạch của Hana Micron và trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Nhìn chung, sự vươn lên của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ là câu chuyện về lợi thế chi phí hay địa lý, mà còn là minh chứng cho sự chủ động và khả năng thích ứng nhanh chóng của Việt Nam trong một thị trường công nghệ đầy biến động. Với sự đồng hành của cả Chính phủ và doanh nghiệp, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh