TP. Hồ Chí Minh: Gia tăng ca bệnh ho gà ở trẻ chưa được tiêm vaccine

11:22 - 22/06/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh gia tăng so với các năm trước. Đa số trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm vaccine đầy đủ.

TP. Hồ Chí Minh: Gia tăng ca bệnh ho gà ở trẻ chưa được tiêm vaccine

 

Theo số liệu báo cáo của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về tình hình bệnh truyền nhiễm tại khu vực phía Nam trong 5 tháng đầu năm 2024, số ca ho gà đang gia tăng với 40 ca bệnh, trong đó ghi nhận 67,5% số ca bệnh ở nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi và 75,7% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng bệnh.

Số liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh về tình hình dịch bệnh tính đến ngày 12/6, trên địa bàn thành phố ghi nhận 30 ca bệnh ho gà, trong đó có 90% ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và 40% ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi – đây là độ tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng mũi đầu tiên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tất cả trẻ bị ho gà đều có mẹ chưa tiêm hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng ho gà.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2, có khoảng 1/3 trường hợp ho gà cần thở oxy canuala, hơn 1/4 trường hợp (8/30) có chẩn đoán kèm với viêm phổi/viêm tiểu phế quản/viêm phế quản phổi/trào ngược dạ dày thực quản. Qua điều tra dịch tễ, các ca bệnh này xuất hiện rải rác và hiện chưa ghi nhận mối liên hệ dịch tễ với nhau.

Với tình hình gia tăng số ca bệnh ho gà, ngành Y tế thành phố đã tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về cách phòng bệnh ho gà, lịch tiêm chủng vaccine có thành phần ho gà cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; tăng cường hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tiêm bù, hoạt động rà soát mời tiêm chủng đối với những trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng bệnh ho gà.

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây qua đường hô hấp, đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chủ yếu bị lây nhiễm từ mẹ hoặc người chăm sóc trong nhà. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh, một số trẻ có thể không ho mà thay vào đó là tím tái hoặc thậm chí ngưng thở.

Tại Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành ở mọi nơi trong cả nước. Trường hợp có dịch ho gà xảy ra, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng. Dịch có tính chu kỳ khoảng 3-5 năm.

Bệnh ho gà đã có vaccine phòng bệnh và được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Lịch tiêm chủng vaccine có thành phần ho gà cho trẻ em tại Việt Nam được bắt đầu từ lúc trẻ đủ 2 tháng tuổi.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...