Tiêm khớp thiếu an toàn: Cảnh báo biến chứng nhiễm khuẩn nguy hiểm

11:54 - 25/10/2024

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) thời gian qua tiếp nhận một số trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng như áp xe, nhiễm khuẩn khớp… sau tiêm khớp tại phòng khám tư.

Tiêm khớp thiếu an toàn: Cảnh báo biến chứng nhiễm khuẩn nguy hiểm

 

Điển hình như trường hợp bệnh nhân B.T.M. (24 tuổi, trú tại Tiên Yên, Quảng Ninh) đang điều trị tại Khoa Lão khoa – Cơ xương khớp do nhiễm khuẩn khớp cổ tay và khớp vai phải.

Bệnh nhân nhập viện với tình trạng đau, sưng nóng đỏ, hạn chế vận động khớp cổ tay, khớp vai. Kết quả siêu âm và chụp cộng hưởng từ có hình ảnh dịch trong khoang khớp vùng bàn tay phải, phù nề dây chằng vùng cổ tay và phần mềm vùng cổ tay, bàn tay phải. Trước đó, bệnh nhân bị đau khớp cổ tay nhiều ngày nên đi tiêm khớp ở phòng khám tư.

Các bác sĩ đã tiến hành điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh lý. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân giảm sưng nề, cải thiện vận động cổ tay, khớp vai.

Trường hợp khác là bệnh nhân N.T.K. (54 tuổi, trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) bị chấn thương khớp gối trái khoảng 2 tháng trước. Khi bị sưng đau nhiều bệnh nhân đã đi tiêm khớp tại phòng khám tư. Sau đó vùng khớp gối, cẳng chân trái sưng đau nhiều hơn, bệnh nhân đã khám tại bệnh viện tuyến trên và dùng thuốc giảm đau chống viêm nhưng không đỡ, hạn chế vận động.

Vào Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám chuyên sâu, kết quả chụp cộng hưởng từ có hình ảnh tràn dịch khớp gối, huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch đùi nông ở 1/3 dưới và tĩnh mạch khoeo, lan vào một phần tĩnh mạch chày trước và tĩnh mạch chày sau. Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn khớp gối sau tiêm, tiên lượng nặng do kèm theo huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh, chống viêm.

Tiêm khớp thiếu an toàn: Cảnh báo biến chứng nhiễm khuẩn nguy hiểm

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn khớp cổ tay và khớp vai phải.

Tiêm khớp là một trong những phương pháp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả thường áp dụng cho: các bệnh lý phần mềm cạnh khớp (gân, dây chằng, bao khớp…), một số bệnh viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu như: thoái hóa ở khớp giai đoạn nhẹ, viêm khớp dạng thấp, gout, bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính, viêm khớp sau chấn thương (không có tràn máu khớp do chấn thương). Không áp dụng tiêm khớp cho các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, u xương khớp, tổn thương khớp do bệnh lý thần kinh, mạch máu, nhiễm khuẩn da ngoài vùng tiêm khớp…

BSCKII. Nguyễn Tường Vân, Trưởng Khoa Lão khoa – Cơ xương khớp cho biết: Tiêm khớp chỉ nên áp dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả nhằm tránh việc lạm dụng tiêm khớp và tiêm phần mềm quanh khớp. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân thấy tác dụng nhanh của việc tiêm khớp nên đã tiến hành tự điều trị tại nhà hoặc đến tiêm tại nơi không đảm bảo nguyên tắc vô trùng..

Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt của phương pháp điều trị tiêm khớp, tránh các biến chứng do tiêm khớp, các bác sĩ khuyến cáo: Bệnh nhân có bệnh lý xương khớp nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa khớp để được các bác sĩ khám, tư vấn, chẩn đoán bệnh, chỉ định và tiến hành tiêm khớp, hút dịch (nếu cần).

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...