Khi trời trở lạnh cũng là lúc bệnh cúm có nguy cơ bùng phát. Những người đã tiêm phòng cúm năm ngoái có cần tiêm thêm mũi nữa trong năm nay không?
Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và nên thực hiện hàng năm. Thứ nhất, do virus cúm dễ dàng biến đổi nên các vaccine cũ có thể không cung cấp đủ khả năng bảo vệ. Điều này cũng xác định rằng, việc tiêm vaccine năm ngoái cần phải tiếp tục trong năm nay để duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus.
Thứ hai là thời gian bảo vệ của vaccine cúm là khoảng 8-10 tháng. Vaccine được tiêm phòng trong mùa cúm cao điểm vừa qua về cơ bản đã mất đi khả năng bảo vệ cơ thể vào thời điểm mùa cúm cao điểm tiếp theo.
Vì bệnh cúm phổ biến hơn vào mùa Đông – Xuân nên bạn có thể chọn tiêm phòng vào mùa Thu, khoảng tháng 10 hàng năm để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi cần tiêm phòng cúm hàng năm. Bạn cần quan sát tình trạng thể chất của trẻ phải đạt đủ điều kiện trước khi tiêm chủng. Khi trẻ đang bị bệnh thì không nên tiêm phòng trong thời gian này.
Tiêm phòng cúm có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh cúm và giảm các triệu chứng cúm một cách hiệu quả, nhưng không phải 100% bệnh cúm sẽ không xảy ra sau khi tiêm phòng. Vì vậy, vẫn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác để giảm thiểu nguy cơ mắc cúm, chẳng hạn như tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm cúm.
Rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng vào mùa Thu Đông để phòng bệnh. Ảnh: Weibo
Bên cạnh việc tiêm phòng, mọi người cần lưu ý để phòng ngừa bệnh cúm:
– Rửa tay thường xuyên
– Đeo khẩu trang nơi đông người
– Thông gió và lau dọn vệ sinh nơi ở, sinh hoạt thường xuyên
– Sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường khả năng miễn dịch
– Tập thể dục đều đặn nâng cao sức khỏe
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...