Bệnh lây qua đường tình dục gia tăng, TP.HCM ứng phó ra sao?

09:50 - 10/12/2024

Bệnh lây qua đường tình dục đi khám chiếm số lượng cao nhất là bệnh sùi mào gà, giang mai, lậu…

Ngày 9.12, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã triển khai Kế hoạch hoạt động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn, giai đoạn 2025 - 2030.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong những năm qua, lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã liên tục gia tăng.

Cụ thể, từ năm 2020 - 2023, Bệnh viện Da liễu TP.HCM ghi nhận bệnh sùi mào gà có số ca mắc tăng cao nhất, đỉnh điểm vào năm 2023 với 38.124 ca (chiếm 50,6%).

Số ca mắc giang mai đến khám năm 2023 là 10.063 ca (chiếm 13,3%), tăng gấp đôi so với năm 2020 với 4.899 ca (10,7%).

Bệnh lây qua đường tình dục gia tăng, TP.HCM ứng phó ra sao?

Biểu đồ số lượng khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM năm 2020 - 2023

ẢNH: BỆNH VIỆN DA DIỄU TP.HCM

Bệnh viện Da liễu nhận định, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) mắc giang mai rất thường gặp, họ có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn, đặc biệt là những người đồng nhiễm HIV. Nguyên nhân do nhiều yếu tố, như có nhiều bạn tình, các hành vi tình dục không an toàn và sử dụng các chất kích thích. Đặc biệt, nhiều thể giang mai hiếm xuất hiện (giang mai mắt, giang mai tai, giang mai ác tính…).

Bệnh lậu có số ca mắc tăng nhẹ qua các năm, nếu như năm 2020 có 1.295 ca thì đến năm 2023 có 1.696 ca.

Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục khác có xu hướng tăng từ 9.138 ca (19,9%) vào năm 2020 lên 24.848 ca (33,1%) trong năm 2023

Ngoài ra, Bệnh viện Da liễu còn phát hiện nhiều ca bệnh viêm hầu họng, trực tràng do lậu, Chlamydia (bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên); viêm niệu đạo do não mô cầu; viêm niệu đạo do Mycoplasma genitalium là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (một tác nhân mới nổi được ghi nhận gây các ổ dịch nhỏ tại châu Âu, Mỹ).

Từ thực trạng trên, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2025 - 2030 với 3 mục tiêu chính.

Thứ nhất, nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại cơ sở y tế.

Thứ hai, triển khai nghiên cứu ước tính tỷ lệ một số bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quần thể dân cư tại TP.HCM.

Thứ ba, giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (tập trung vào 4 bệnh: sùi mào gà, giang mai, lậu và Chlamydia). Loại trừ lây truyền giang mai từ mẹ sang con.

Gánh nặng các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Theo Sở Y tế TP.HCM, các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn thế giới, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra bệnh tật cũng như tử vong. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây vô sinh, ung thư và các biến chứng trong thai kỳ, đồng thời có những tác động gián tiếp qua việc tạo điều kiện cho sự lây truyền HIV qua đường tình dục.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày có hơn 1 triệu ca nhiễm mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phần lớn trong số này không có triệu chứng.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Không gian lạ - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...