Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn: Thiếu sự đột phá

10:57 - 27/12/2024

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024 diễn ra hôm nay (25.12). Trong đó, đề thi môn ngữ đang thu hút sự quan tâm bởi nhiều giáo viên mong chờ có sự đột phá trong đề thi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng ở cấp THPT 3 năm qua.

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn: Thiếu sự đột phá

 

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm 2024 có nội dung như sau:

Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

"Trái Đất dường như là một thực thể sống: không phải như cách người xưa nhìn nàng - một Nữ thần đa cảm, có mục đích và tầm nhìn - mà là như một cái cây. Một cái cây vốn tồn tại thầm lặng, chẳng bao giờ dịch chuyển trừ phi đung đưa theo gió, nhưng vẫn luôn trò chuyện không ngừng với ánh nắng và đất đai. Cây sử dụng ánh nắng, nước, khoáng chất dinh dưỡng để lớn lên và thay đổi. Song, tất cả sự thay đổi đó lặng lẽ tới mức, với tôi, cây sồi già trong sân trông vẫn như khi tôi nhìn thấy nó thuở ấu thơ" (James Lovelock).

Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận về chủ đề: Lắng nghe sự thinh lặng.

Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)

Trong diễn văn đọc tại lễ bế mạc các hoạt động vinh danh giải Nobel ngày 10 tháng 12 năm 1957 ở Stockholm, A. Camus cho rằng: "Người nghệ sĩ tôi luyện bản thân trong mối tương quan liên tục giữa mình với người khác, tại quãng đường giữa cái đẹp không thể bỏ qua và cộng đồng không thể tách khỏi".

Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị hãy bàn luận ý kiến trên.

Tương tự như những đề thi ngữ văn của gần 20 năm trở lại đây

Đã có những giáo viên bày tỏ sự tiếc nuối với nội dung, yêu cầu và cấu trúc của đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm nay. Có giáo viên bình luận: "Đề quá quen thuộc, lẽ ra phải tạm biệt cách ra đề này cùng với Chương trình giáo dục phổ thông 2006".

Giáo viên Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM), thẳng thắn nhận xét, cấu trúc đề thi học sinh giỏi không có sự tương thích với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đề thi tương tự như những đề thi của gần 20 năm trở lại đây, không có cảm giác mới mẻ. Trong khi đó, những thí sinh tham gia kỳ thi này đều đã học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT. Vì vậy cả giáo viên, học sinh kỳ vọng về một sự đột phá, mới mẻ, thoát ra khỏi lối mòn từ trước đến giờ.

Bên cạnh đó, giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân còn đặt ra lo ngại cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia này dễ khiến học sinh giỏi phải đặt nặng việc ôn luyện thi, nếu trúng, có thể đạt kết quả cao nhưng chưa phát huy tính sáng tạo…

Giáo viên Đức Anh còn cho rằng nếu đặt vào vị trí thí sinh tham dự kỳ thi này ở môn ngữ văn sẽ cảm thấy bị rối về nội dung bản dịch ở câu hỏi số 2.

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn: Thiếu sự đột phá

Học sinh TP.HCM tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024

ẢNH: HÀ TĨNH

Ngữ liệu khá rối về mặt câu chữ, chưa tường minh

Thầy Phan Quan Thông, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THPT Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) có nhận xét cụ thể về đề thi năm nay.

Trong đó, câu 1, đề thi dẫn một diễn ngôn về trái đất của nhà khoa học người Anh James Lovelock đề cập đến một vấn đề khá thú vị "Lắng nghe sự thinh lặng". Bởi lẽ muốn "lắng nghe" sự thinh lặng ấy con người không thể dùng những giác quan như thông thường mà cần phải có sự thấu cảm, xuất phát từ sự tĩnh lặng trong tâm hồn, tìm về với những giá trị cốt lõi của con người, lui mình về trước những xô bồ của cuộc sống.

Với câu này, thí sinh cần kết hợp kỹ năng làm bài nghị luận xã hội và những trải nghiệm sâu sắc của bản thân về cuộc sống mới có thể làm tốt.

Ở câu 2, đề thi trích dẫn diễn từ của nhà văn Albert Camus về hành trình "tôi luyện" của người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với cuộc sống và trách nhiệm của họ với cộng đồng, với thời đại trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Lời phát biểu khá trừu tượng, học sinh cần tường minh câu chữ để làm rõ vấn đề nghị luận kết hợp với trải nghiệm văn học của mình để làm sáng tỏ vấn đề.

Nhìn chung, đây là một đề thi có cấu trúc quen thuộc, có tính phân hóa cao, đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa với xã hội và nghệ thuật, phù hợp với tính chất của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn. Tuy nhiên, hai ngữ liệu được chọn khá rối về mặt câu chữ, chưa tường minh về ngữ nghĩa, sẽ là một thử thách lớn đối với học sinh tham gia kỳ thi. Ngoài ra, đề thi cũng thiếu sự đột phá, đổi mới theo tinh thần của chương trình môn ngữ văn hiện hành.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...