GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, nhà khoa học, nhà giáo danh tiếng của Việt Nam, qua đời

13:44 - 12/08/2024

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM, vừa qua đời sáng nay (11.8).

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, nhà khoa học, nhà giáo danh tiếng của Việt Nam, qua đời

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn lãnh đạo thành phố đến thăm gia đình GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11.2023

NAM DƯƠNG

Thông tin từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn đã qua đời vào 2 giờ 02 phút sáng nay tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM).

Chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực hóa học

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn (sinh năm 1936 tại Sài Gòn, nguyên quán Hưng Yên) là một nhà khoa học và nhà giáo danh tiếng của Việt Nam. Không chỉ được biết đến với một chuyên gia đầu ngành lĩnh vực hóa học, người thầy của nhiều thế hệ học trò, ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tổ chức xã hội.

Năm 1954, GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn theo học tại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn (nay là Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM). Sau khi thi đỗ chứng chỉ lý hóa sinh PCB và chứng chỉ khoa học lý hóa và tự nhiên SPCN, năm 1955 ông làm nghiệm chế viên tại phòng hóa học của trường. Với công việc này, ông lau rửa chai lọ thí nghiệm, vệ sinh các cân phân tích, bàn thí nghiệm, chuẩn bị và làm một số thí nghiệm hóa học minh họa trong khi giáo sư đứng trên bục giảng dạy lý thuyết.

Năm 1957, ông đỗ cử nhân lý hóa, được giữ lại làm giảng nghiệm viên tại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn. Năm 1958, ông tiếp tục đỗ cử nhân toán. Năm 1959, ông bảo vệ thành công luận văn cao học và được cử đi làm nghiên cứu sinh tại ĐH Delaware (Mỹ). Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành hóa lý hữu cơ vào năm 1962.

Trở về nước, TS Chu Phạm Ngọc Sơn về lại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn làm giảng sư. Sau năm 1975, ông tiếp tục công tác giảng dạy tại ĐH Tổng hợp TP.HCM (tiền thân của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM). Đến năm 1981, ông được Nhà nước phong học hàm giáo sư.

Năm 1987, ông chuyển sang làm Giám đốc Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM, kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM. Ông công tác tại đây cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2001.

Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tích cực hoạt động giảng dạy và xã hội. Ông giữ nhiều chức vụ trong các tổ chức xã hội như: Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM, Phó chủ tịch Hội hóa học Việt Nam, Phó chủ tịch Hội khoa học phân tích lý - hóa - sinh Việt Nam, Phó chủ tịch Hội y tế công cộng TP.HCM, Chủ tịch Hội hóa học TP.HCM…

"Thu hút người tài không nên quan trọng vào bằng cấp..."

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn đã công bố hơn 200 bài và báo cáo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành. Đáng chú ý, ông có 5 công trình được đưa vào sản xuất. Ông cũng từng xuất bản giáo trình hóa học đại cương, nhiệt động hóa học.

Với nhiều đóng góp to lớn, GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Huy chương về sự nghiệp giáo dục, Huân chương vì sự nghiệp khoa học và kỹ thuật, Huy chương về thế hệ trẻ…

Chia sẻ trong hội nghị phản biện xã hội dự thảo đề án về chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển người có tài năng đặc biệt đối với các lĩnh vực TP.HCM có nhu cầu giai đoạn 2018 – 2022 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức chiều ngày 5.9.2018, GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từng nói: "Thu hút người tài không nên quan trọng vào bằng cấp mà quan trọng là người tài đó có công trình có ứng dụng thực tế với đời sống, góp phần xây dựng đất nước hay không…".

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn được biết đến là người chưa bao giờ rời chuyên môn, rời giảng dạy. Ngay trong thời kỳ được giao phụ trách quản lý Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, đảm nhiệm suốt 3 nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội, ông vẫn dành thời gian đứng lớp, không ngừng tự trau dồi kiến thức, không ngừng hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, tham dự và đọc báo cáo ở một số hội nghị về hóa học trong và ngoài nước.

Sự ra đi của GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn là sự mất mát lớn, để lại tiếc thương cho bao thế hệ học trò. Ông ra đi nhưng chia sẻ của ông sẽ vẫn còn mãi nguyên giá trị: "Điều tôi muốn gửi gắm đến các học trò của tôi, và nếu được phép thì gửi đến đội ngũ khoa học trẻ Việt Nam, chỉ vỏn vẹn trong các cụm từ sau đây: trọng thầy, thương trò, đam mê nghiên cứu, giảng dạy, gắn bó với đất nước".

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...