Thách thức và giải pháp xây dựng hệ giá trị trong gia đình

10:01 - 21/12/2024

Gia đình đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì, phát triển xã hội, là nền móng tạo dựng nên bối cảnh, nhân cách và cách ứng xử của con người.

Thách thức và giải pháp xây dựng hệ giá trị trong gia đình

Hệ giá trị gia đình giúp duy trì sự gắn bó, yêu thương giữa các thế hệ trong một gia đình.

Hệ giá trị gia đình giúp duy trì sự gắn bó, yêu thương giữa các thế hệ trong một gia đình. Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, hệ giá trị gia đình tại Việt Nam đang trải qua những chuyển biến quan trọng, đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc và đầu tư nghiêm túc để giữ gìn và phát huy những giá trị cốt lõi.

Gia đình và những giá trị không thay đổi

Dù là giai đoạn quá khứ hay hiện đại, dù là ở quốc gia châu Âu hay châu Á, Gia Đình vẫn được xây dựng trên nền tảng của niềm tin và sự chia sẻ. Đó là niềm tin về nguồn cội, về sự gắn kết máu mủ ruột rà, về tình yêu vô điều kiện.

Hệ giá trị gia đình giúp duy trì sự gắn bó, yêu thương giữa các thế hệ trong một gia đình.

Tại Việt Nam, chịu tác động của nền văn hóa Á đông và tư tưởng Khổng giáo, nhiều giá trị gia đình được gìn giữ như truyền thống tốt đẹp, được tiếp nối bởi các thế hệ. Đó là giá trị tôn kính tổ tiên, đề cao tinh thần hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đó là ứng xử kính trên nhường dưới với các mối quan hệ anh em trong nhà, họ hàng trong dòng tộc. Đó là tư tưởng đoàn kết và chia sẻ, người trong một nhà.

Sự biến chuyển của hệ giá trị gia đình trong thời hiện đại và bối cảnh số hóa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và kỷ nguyên số hóa, gia đình Việt Nam đã trải qua nhiều chuyển biến quan trọng. Điều này đến từ điều kiện tiếp cận thông tin, mức sống, sở thích, hành vi và nhu cầu của mỗi người đã có những thay đổi cởi mở và đa dạng hơn. Sự chuyển biến này tạo ra nhiều giá trị gia đình mới, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức lớn.

Sự thay đổi dễ thấy nhất, đó chính là cấu trúc gia đình đã thay đổi. Hiếm thấy các gia đình tam đại đồng đường như trước đây, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Thay thế vào đó, là các gia đình hạt nhân nhỏ gọn (cha mẹ và con cái), thậm chí gia đình một thành viên đang trở thành xu hướng lựa chọn.

Cấu trúc gia đình hạt nhân sẽ tạo nên cách sống chủ động và có trách nhiệm hơn ở những người trẻ, khi họ phải nỗ lực để xây đắp các giá trị gia đình mới, hạn chế sự phụ thuộc vào thế hệ đi trước và nhờ vậy, nhanh chóng trưởng thành. Đối với ông bà, cha mẹ, sự trưởng thành của các gia đình hạt nhân giúp họ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, làm phong phú thêm đời sống tinh thần với những người cùng thời, hoặc tiếp tục lựa chọn lao động theo năng lực và điều kiện sức khỏe để duy trì cuộc sống Vui-Khỏe-Có ích. Bởi vậy, những hoạt động, câu lạc bộ hoặc các chương trình du lịch cho người cao tuổi ngày càng phát triển.

Thách thức và giải pháp xây dựng hệ giá trị trong gia đình

Cấu trúc gia đình hạt nhân sẽ tạo nên cách sống chủ động và có trách nhiệm hơn ở những người trẻ, khi họ phải nỗ lực để xây đắp các giá trị gia đình mới, hạn chế sự phụ thuộc vào thế hệ đi trước và nhờ vậy, nhanh chóng trưởng thành.

Sự biến chuyển thứ hai, đó là tác động của công nghệ và các phương thức liên lạc trực tuyến đã thay đổi mạnh mẽ thói quen giao tiếp và tính liên kết, chia sẻ trong mỗi gia đình. Không thể phủ nhận tiến bộ công nghệ đã thu hẹp khoảng cách, giúp kết nối những người thân yêu ở khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, sự kiểm soát chưa chặt chẽ hoặc nếu giá trị cốt lõi gia đình chưa chắc chắn, sự phụ thuộc vào công nghệ sẽ tạo rào cản giao tiếp, làm tăng cảm giác cô đơn, tránh né gần gũi. Sự tiếp nhận không đồng đều về vai trò của công nghệ số cũng tạo ra sự đứt gãy trong quan điểm của mỗi người, từ đó tạo ra các mâu thuẫn gia đình.

Yếu tố thứ ba, cũng là yếu tố dễ dàng làm tăng sự xung đột giữa các thế hệ, thành viên trong gia đình, là sự chào đón, du nhập các văn hóa, giá trị mới đến từ các nền văn hóa khác biệt, trong khi một số giá trị mới này chưa thực sự phù hợp với sự phát triển của Việt Nam.

Một thách thức khác cũng cần lưu tâm, đó là sự tăng trưởng của các gia đình một thành viên lại trở thành sự lựa chọn yêu thích của giới trẻ, đôi khi chỉ vì suy nghĩ chọn sống theo xu hướng hợp thời. Nếu đây không phải là một lựa chọn dựa trên nhân sinh quan và nhu cầu cá nhân, việc đi theo xu hướng sẽ gia tăng các áp lực về giảm tỉ lệ sinh, thúc đẩy quá trình già hóa dân số và triệt tiêu một số giá trị gia đình truyền thống.

Gìn giữ tư duy, truyền thống tốt đẹp trong hệ giá trị gia đình, xây dựng trên tinh thần tin tưởng, yêu thương, tôn trọng và chia sẻ.

Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa gia đình

Gìn giữ tư duy, truyền thống tốt đẹp trong hệ giá trị gia đình, xây dựng trên tinh thần tin tưởng, yêu thương, tôn trọng và chia sẻ. Giữ được những giá trị tốt đẹp này, gia đình sẽ gia tăng sự thấu hiểu và thắt chặt mối liên kết. Có thể sử dụng các phương thức giáo dục, tuyên truyền trong chính các gia đình, nhà trường, các điểm tiếp cận khác thông qua sách báo, phim ảnh, những câu chuyện thực tế, trực quan. Và quan trọng nhất, là ý thức giữ gìn nền nếp trong nếp sinh hoạt của ông bà, cha mẹ… để làm gương cho con cháu noi theo.

Thách thức và giải pháp xây dựng hệ giá trị trong gia đình

Sự bền vững, ổn định của mỗi gia đình sẽ là cơ sở để hoàn thiện một xã hội văn mình, giàu truyền thống và góp phần tăng trưởng chỉ số hạnh phúc quốc gia.

Cũng giống như mỗi một tổ chức xã hội, mỗi gia đình hãy thống nhất lựa chọn mô hình gia đình phù hợp với mình để xây dựng các giá trị cốt lõi, xác định các mục tiêu chung và tạo các điểm chạm để gắn kết với nhau. Chẳng hạn, mô hình gia đình có chung tư duy về giáo dục và phát triển bản thân; gia đình yêu thích các trải nghiệm xã hội và cộng đồng, hoặc gia đình chú trọng chăm lo sức khỏe, sống xanh…

Hiểu và áp dụng phù hợp các xu hướng, công cụ hiện đại để cải thiện chất lượng sống, tạo cơ hội nghỉ ngơi và kết nối giữa các thành viên.

Mỗi người cần hiểu rõ vai trò và giá trị đóng góp của nhau trong gia đình, không ngại khen ngợi, động viên và hỗ trợ nhau để thể hiện sự ghi nhận, đồng cảm. Sự bền vững, ổn định của mỗi gia đình sẽ là cơ sở để hoàn thiện một xã hội văn mình, giàu truyền thống và góp phần tăng trưởng chỉ số hạnh phúc quốc gia.

Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép.

- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.

- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính.

- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Thách thức và giải pháp xây dựng hệ giá trị trong gia đình
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...