”Giáo dục khai phóng sẽ không thành công nếu giáo viên không khai phóng bản thân mình”

08:38 - 21/08/2024

Bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng giáo dục khai phóng, khuyến khích học sinh phát triển tư duy, năng lực sáng tạo... 'sẽ không thành công nếu giáo viên không khai phóng bản thân mình'.

Thử hỏi giáo viên dành bao nhiêu thời gian đọc, tự học?

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm nay 19.8, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dù đánh giá cao nhiều thành tựu mà ngành giáo dục đạt được trong năm học vừa qua nhưng cũng chỉ ra những "điểm nghẽn" căn bản về giáo viên mà ngành đang phải đối mặt.

'Giáo dục khai phóng sẽ không thành công nếu giáo viên không khai phóng bản thân mình'

Bà Nguyễn Thị Doan cho rằng điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là chất lượng đội ngũ giáo viên

ẢNH: THẾ ĐẠI

Điểm nghẽn cơ bản nhất của giáo dục hiện nay, theo bà Doan là chất lượng đội ngũ. Đây cũng là thách thức lớn của ngành giáo dục. Bà Doan nêu thực tế hệ hệ giáo viên hiện nay chủ yếu là thế hệ 7X, 8X, lứa tuổi hoàn toàn có thể thích ứng được với sự phát triển của công nghệ hiện đại. "Vậy cớ sao chất lượng đội ngũ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu?", bà Doan đặt câu hỏi.

Trong khi đó, theo bà Doan: "Học sinh chúng ta đang đào tạo đắm mình trong công nghệ, ăn công nghệ, ngủ công nghệ, chơi công nghệ và sinh ra bằng công nghệ. Vậy chúng ta phải nâng chất lượng đội ngũ thế nào?"

Đặt câu hỏi như vậy, bà Nguyễn Thị Doan cho rằng: "Chúng ta phải đánh giá học sinh của chúng ta đang ở đâu để nâng chất lượng đội ngũ giáo viên phù hợp. Giáo viên cũng phải "tắm mình trong công nghệ" để phù hợp với đối tượng chúng ta đang giảng dạy".

Nhắc lại chất lượng đội ngũ là "điểm nghẽn lớn nhất", bà Doan dẫn thêm kết quả khảo sát do Trường ĐH Sư phạm thực hiện, số giáo viên có năng lực vững chắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới chỉ đạt trên dưới 20%.

Chất lượng giáo viên chưa cao, theo bà Doan là do đời sống giáo viên vẫn còn khó khăn. "Đời sống còn khó khăn nên thử hỏi rằng giáo viên đã dành bao nhiêu thời gian để đọc, để học, để tự nâng cao trình độ? Đời sống còn khó khăn nên giáo viên không có thời gian dành cho những việc này. Trong khi đọc và tự học mới là vấn đề để nâng chất lượng đội ngũ", bà Doan nêu.

Chủ tịch Hội Khuyến học cũng chỉ ra thực tế: hệ số lương được nâng lên, điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn của Đảng và Nhà nước nhưng khi hệ lương nâng lên thì mức độ "gioãng ra" trong thu nhập giữa giáo viên mầm non và giáo viên các cấp học khác càng lớn. Do vậy, đời sống giáo viên mầm non vẫn không đảm bảo để nuôi con, để học hành nâng trình độ…

Áp lực thành tích vẫn đè nặng, giáo viên không khai phóng bản thân

Điểm nghẽn nữa cũng rất đáng lo ngại, theo bà Nguyễn Thị Doan, đó là: "Áp lực thành tích vẫn đè nặng lên thầy trò và phụ huynh học sinh. Bây giờ vẫn học thuộc lòng, vẫn có bài văn mẫu; đi thi công chức, chuyên viên cao cấp vẫn học thuộc lòng. Thế thì nó làm thui chột tư duy sáng tạo của học sinh.

Học thuộc lòng để có điểm cao, thành tích của lớp được ghi nhận thì thầy cô giáo mới được đánh giá. Đây là thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận".

Một vấn đề nữa cản trở sự phát triển của giáo viên mà bà Doan chỉ ra, đó là: "Mặc dù chúng ta số hóa, đưa công nghệ vào giảng dạy… nhưng hệ thống sổ sách và báo cáo còn nặng nề, làm mất thời gian của giáo viên".

Nêu những thực tế trên, bà Doan cho rằng điểm nghẽn chính là chất lượng đội ngũ giáo viên và những chính sách liên quan đến giáo viên và điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta.

Bà Doan dẫn đánh giá của ILO về chất lượng nguồn nhân lực, thách thức lớn nhất là chất lượng lao động thấp, có tới 37,8 triệu người lao động chưa qua đào tạo; công việc lao động bấp bênh, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp còn cao…

Bà Doan phát biểu: "Muốn nói gì thì nói, chất lượng lao động thấp như thế thì phải kích đẩy chất lượng giáo dục. Muốn như vậy thì phải nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo. Điều này đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành, các địa phương phải vào cuộc. Chất lượng giáo dục từ mầm non đến THPT là trách nhiệm của địa phương nên địa phương phải tìm cách đầu tư cho giáo viên đi học; tạo điều kiện cho giáo viên tự đọc, tự học, tự nghiên cứu".

Giáo dục khai phóng, giáo dục khuyến khích học sinh phát triển tư duy, năng lực sáng tạo…, theo bà Doan "sẽ không thành công nếu giáo viên không khai phóng bản thân mình".

Bà Doan cũng nhắc đến vai trò quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, phải đi bằng hai chân, giáo dục phải kết hợp với khuyến học.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...