Giao thoa văn hóa Việt – Nhật trên con đường tái định vị của nhà bán lẻ Sakuko

Sakuko giúp khách hàng tìm thấy niềm hạnh phúc thông qua những sản phẩm có giá trị và giúp định hình phong cách sống và lối sống tiêu dùng cho từng cá nhân. 

Chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko vừa chính thức công bố kế hoạch tái định vị thương hiệu, với những chiến lược mới trong mô hình kinh doanh, mô hình doanh nghiệp, mô hình cửa hàng, trải nghiệm dịch vụ mang đậm tinh thần Nhật Bản. 

Bối cảnh tái định vị sau hơn 1 thập kỷ

Ngành bán lẻ là một lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, vì liên quan đến sự tương tác trực tiếp với khách hàng. Sự thoải mái và trải nghiệm mua sắm của khách hàng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ phải cung cấp dịch vụ xuất sắc để thu hút và duy trì khách hàng trung thành trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Chất lượng dịch vụ không chỉ tạo lòng tin cho khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào thành công dài hạn của các doanh nghiệp bán lẻ.

Xây dựng thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực, ngành hàng, đặc biệt là đối với ngành hàng có nhiều cạnh tranh như FMCG, tiêu dùng, bán lẻ.

Theo dòng chảy của xu hướng thị trường và sự phát triển của các giá trị tinh thần mà người tiêu dùng luôn theo đuổi, chiến lược hướng tới hình ảnh “Lifestyle” trở thành định vị mà các thương hiệu nhiều ngành hàng đều muốn đạt tới.

Định vị này vượt lên những góc nhìn lối mòn về hình ảnh lý tính thiếu sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội mà mang tới những phong cách năng động, đa dạng và nhiều đổi mới hơn.

Chiến lược này đã được Sakuko nhanh chóng nắm bắt và đón đầu. Yếu tố bên trong doanh nghiệp là đề cao giá trị tinh thần, phong cách sống và hướng đến mục tiêu giao thoa giá trị văn hóa Việt – Nhật.

Nói đến Công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam người tiêu dùng biết đến sự ra mắt thị trường vào ngày 5/9/2011 với thương hiệu Sakura Japanese Store. Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, Sakuko đã áp dụng các triết lý và văn hóa Nhật Bản để nâng cao giá trị và sự hài lòng của khách hàng. Cụ thể, Sakuko đã vận dụng Ikigai, triết lý về ý nghĩa cuộc sống và đam mê, để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và ý nghĩa hơn cho khách hàng. Sakuko cũng đã áp dụng Kaizen, triết lý về cải thiện liên tục, để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo thời gian. Sakuko cũng đã áp dụng Omotenashi, triết lý về sự phục vụ tận tâm, để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lòng trung thành từ khách hàng. 

Thay đổi và định hình phong cách sống

Chiến lược tái định vị của Sakuko tập trung vào các mục tiêu lớn: Xây dựng bản sắc thương hiệu độc đáo, nâng cao trải nghiệm đa dạng và trọn vẹn cho khách hàng, truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu văn hóa Nhật về các giá trị sống.

Một số điểm thay đổi quan trọng của chiến lược tái định vị Sakuko. Thứ nhất, định vị ngành hàng – Essential Lifestyle Enhancing tập trung vào những sản phẩm thiết yếu, có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, tiêu thụ hàng ngày hoặc thường xuyên. Đồng thời, những sản phẩm này phải góp phần định hình phong cách và lối sống tiêu dùng thông thái cho người tiêu dùng cũng như góp phần nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ mỗi ngày.

Giao thoa văn hóa Việt – Nhật trên con đường tái định vị của nhà bán lẻ Sakuko

Sakuko xác định và hướng đến định vị là doanh nghiệp văn hóa – doanh nghiệp kinh doanh có yếu tố văn hóa Nhật Bản và doanh nghiệp có mục tiêu về văn hoá. 

Thứ hai, định vị sản phẩm – Japanese Consumer Lifestyle Products – Tiêu dùng phong cách đậm chất Nhật: Ở lần tái định vị này, Sakuko định vị sản phẩm không dừng lại là hàng Nhật nội địa, mà còn là hàng tiêu dùng phong cách sống, với hơn 10.000 sản phẩm từ 7 ngành hàng khác nhau. Sakuko đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm tiêu dùng, mang đặc trưng của phong cách và lối sống Nhật Bản, tinh tế và an toàn cho người dùng. Sakuko mong muốn trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng Việt Nam trong việc mua sắm các sản phẩm Nhật Bản chất lượng cao, giá thành hợp lý và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Đồng thời, doanh nghiệp cũng tập trung vào việc phát triển các chương trình Marketing sáng tạo, lấy giá trị văn hoá và tinh thần làm trọng tâm và chuẩn hoá các chính sách nhượng quyền thương hiệu để hỗ trợ các nhà đầu tư kinh doanh hàng Nhật tiêu dùng phong cách.

Thứ ba, Định vị cửa hàng – Japanese Lifestyle Space – Không gian văn hóa Nhật Bản: Với tư duy và cách tiếp cận mới, Sakuko thể hiện ý tưởng tạo ra những không gian mua sắm nhiều trải nghiệm tiêu dùng, trải nghiệm niềm vui, nhiều tiện ích với phong cách phục vụ độc đáo.

Giống như sự chu đáo và tỉ mỉ của người Nhật, các cửa hàng của Sakuko sử dụng những bảng chỉ dẫn tại nơi khách hàng dễ thấy nhìn nhất và tại mỗi gian hàng Sakuko cũng không quên kèm theo những dòng chữ tiếng Nhật như cách Sakuko vẫn luôn yêu mến và trân trọng đất nước mặt trời mọc. Hàng hóa vô cùng phong phú và đa dạng nhưng lại đặt bày trí và sắp xếp vô cùng ngăn nắp nhằm mang đến một trải nghiệm thị giác tốt nhất cho khách hàng.

Sakuko lựa chọn màu hồng là màu sắc chủ đạo bởi đây là màu sắc đặc trưng của hoa anh đào – biểu tượng Nhật Bản với ý nghĩa  sự đổi mới, hy vọng và vẻ đẹp. 

Thứ tư, Định vị doanh nghiệp – Doanh nghiệp văn hóa: Sakuko xác định và hướng đến định vị là doanh nghiệp văn hóa – doanh nghiệp kinh doanh có yếu tố văn hóa Nhật Bản và doanh nghiệp có mục tiêu về văn hoá. Theo đó, không chỉ hướng tới các mục tiêu kinh doanh, Sakuko còn đặt các mục tiêu về xây dựng văn hóa và truyền cảm hứng về giá trị sống qua các hoạt động văn hóa.

Thứ năm, Định vị thương hiệu – IKIGO Lifestyle Advisor – Nhà cố vấn phong cách IKIGO: Sakuko giúp khách hàng tìm thấy niềm hạnh phúc thông qua những sản phẩm có giá trị và giúp định hình phong cách sống và lối sống tiêu dùng cho từng cá nhân. 

Thứ sáu, Slogan – IKIGO  Your Life: Chuyển động với lẽ sống: Định vị thương hiệu mà Sakuko hướng đến là khởi truyền lối sống IKIGO, hợp nhất các giá trị lõi của nhà sáng lập, điểm nổi bật trong giá trị tinh thần của người Nhật và phát huy những khát khao tiềm ẩn của người tiêu dùng thế hệ tiếp nối. 

Bà Cao Thị Dung, nhà sáng lập và hiện đang là chuyên gia tư vấn chiến lược cho hệ thống bán lẻ tiêu dùng phong cách Sakuko cho biết “Sakuko là một thương hiệu bán lẻ sản phẩm Nhật Bản tại Việt Nam, đã có hơn 12 năm hoạt động và tạo dựng được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Để giữ vững vị thế của mình, Sakuko luôn làm mới và thay đổi, trong đó chiến lược tái định vị thương hiệu là một bước ngoặt quan trọng. Chúng tôi gửi gắm nhiều thông điệp trong lần tái định vị này: Thứ nhất, sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và năng động trong hình ảnh logo mới và định vị thương hiệu minh chứng cho việc Sakuko luôn cố gắng làm mới mình để xứng đáng với vị trí số 1 trong ngành hàng bán lẻ tiêu dùng sản phẩm Nhật tại Việt Nam. Thứ hai, Sakuko cũng không quên gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa, con người hai đất nước Việt – Nhật. Cuối cùng, mỗi con người Sakuko đều có động lực vươn lên, để bản thân mình và Sakuko ngày càng phát triển mạnh mẽ và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới để làm nên những điều tuyệt vời hơn nữa”.

Bà Tracy Vũ, giám đốc chiến lược của hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group thì cho rằng: “Sự thay đổi lớn trong tâm lý hành vi (insights) người tiêu dùng đặc biệt là xu thế “hướng vào bên trong” vừa là thách thức vừa là động lực đổi mới, sáng tạo cho các nhà bán lẻ nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Sakuko là tổ chức có văn hoá doanh nghiệp khá rõ nét đặc biệt là các bản sắc mang giá trị Nhật Bản. Vì thế, việc tái định vị lần này không chỉ giúp cho doanh nghiệp khắc sâu các giá trị cốt lõi, củng cố lòng trung thành của cả nhân viên và khách hàng.  Đây còn là bước tiến quan trọng để Sakuko tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội, phát triển kinh doanh và thương hiệu”. 

Được biết, chiến lược và mô hình tái định vị của Sakuko được áp dụng theo mô hình Mind Hacking Model, được phát kiến bởi bà Tracy Vũ, giám đốc chiến lược của hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group, cũng là đơn vị tư vấn cho Sakuko trong lần này. Chiến lược tái định vị của Sakuko dựa trên năng lực và giá trị cốt lõi của tổ chức, trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà sáng lập, linh hồn của thương hiệu. Đồng thời, Sakuko cũng chú ý đến các yếu tố bên ngoài như đặc thù ngành, xu hướng xã hội, công nghệ số và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Mục tiêu của Sakuko trong lần tái định vị này không chỉ là mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng mà còn là chạm đến các giá trị nhân bản của con người, xây dựng rõ bản sắc và chuẩn mực cao hơn cho thương hiệu.