Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu, giai đoạn 2021 – 2030, tỷ lệ che phủ rừng sẽ từ 42 – 43%, giá trị sản xuất tăng từ 5 – 5,5%, mục tiêu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 18 – 20 tỷ USD, năm 2030 đạt 23 – 25 tỷ USD.

“Bài giải” nguyên liệu cho doanh nghiệp lâm nghiệp

Hiện cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản.

Hiện nay, cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản. Trước đây, nguyên liệu sản xuất Việt Nam phải nhập hoàn toàn từ các nước, nhưng đến nay số liệu nhập khẩu đã giảm dần. Đây được coi là một thành công trong việc cải thiện giống và trồng rừng.

Ông Vũ Thành Nam, Trưởng phòng Sử dụng rừng, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay để quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư số 28/2018 quy định quản lý rừng bền vững, trong thông tư này đã quy định rất rõ các bước để xây dựng quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Để khu rừng có chứng chỉ rừng thì chủ rừng phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí của các tổ chức cấp chứng chỉ. Sau đó, có đơn vị vào đánh giá và đạt được yêu cầu đó thì sẽ được cấp chứng chỉ. Hiện nay, Việt Nam có 2 loại chứng chỉ rừng, đó là hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) và đã được VFC công nhận, có giá trị tương đương với các chứng chỉ của VFC và chứng chỉ FSC.

Tính đến tháng 9/2023, tổng diện tích rừng của Việt Nam cả 2 loại chứng chỉ VFCS và FSC gần 500.000ha, đạt hơn 90% mục tiêu đặt ra vào năm 2025 và đến 2030 đặt mục tiêu 1 triệu ha có chứng chỉ theo đề án quản lý rừng bền vững tại Quyết định 1288/2018.

Còn đối với diện tích rừng thuộc hệ thống chứng chỉ VFCS mới hình thành nhưng cũng đã phát triển nhanh, hiện đạt 152.000ha.

Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ rừng còn gặp một số khó khăn, đó là tiêu chí đánh giá trình độ của chủ rừng trong khi đó chủ rừng của chúng ta diện quy mô nhỏ, trình độ có hạn; chi phí phụ thuộc vào trình độ của chủ rừng.

Cùng với đó, các cơ chế chính sách trong trồng rừng gỗ lớn, tích hợp các giá trị của rừng chưa được đồng bộ; chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, vai trò; việc trồng rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng chưa được quan tâm đầu tư; chưa phát huy được liên kết chuỗi giá trị rừng nguyên liệu…

Ông Trần Lâm Đồng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đánh giá, Việt Nam là quốc gia tiếp cận chứng chỉ bảo vệ rừng (FSC) từ sớm, tuy nhiên hiện nay rừng của bà con quản lý còn hạn chế, nhỏ lẻ.

Còn ông Vũ Thanh Nam cho rằng, trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Hiệu quả của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định, song loại rừng này vẫn chưa phát triển tương xứng.

“Bài giải” nguyên liệu cho doanh nghiệp lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng gỗ lớn sản xuất vào khoảng 1 triệu ha chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân quản lý, chiếm trên 60%.

Theo thống kê hiện tại, diện tích rừng trồng gỗ lớn sản xuất vào khoảng 1 triệu ha chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân quản lý, chiếm trên 60%. Đặc điểm nữa là rừng trồng của chúng ta chủ yếu là các loài cây mọc nhanh, cây trồng rừng tầm 5 – 6 tuổi là chúng ta đã khai thác rồi. Diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện nay đang được chuyển hóa khá khiêm tốn, có 440.000ha, chiếm hơn 10% tổng rừng trồng sản xuất (với cây trồng rừng trên 10 tuổi).

Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn và vướng mắc trong trồng rừng gỗ lớn đó là quỹ đất quy hoạch trồng rừng gỗ lớn quy mổ nhỏ, nhiều chỗ dưới 1ha manh mún, phân tản, không liền vùng. Việc trồng rừng gỗ lớn cần thời gian dài, người dân cần tiền phát triển kinh tế mà thời gian thì mất nhiều nên đây cũng là một trong những rào cản lớn.

Mặt khác, do chu kỳ dài nên câu chuyện vay vốn, tiếp cận vốn vay khó, tuy chính sách nhà nước cũng đã có những hỗ trợ nhất định nhưng cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu.

Việc trồng rừng gỗ lớn có nhiều rủi ro như gió bão, thiên tai, gây thiệt tại cho bà con. Ví dụ như trồng rừng gỗ lớn dọc biển miền Trung chẳng hạn, trong suốt 10 năm thì cũng sẽ có những trận bão, lũ gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân. Ngoài ra, còn kể đến những khó khăn về giống, biện pháp canh tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, mặc dù đã phát triển trong thời gian vừa qua nhưng cũng còn hạn chế và chưa phổ biến.

Cụ thể, ông Nam chỉ ra những khó khăn và vướng mắc trong trồng rừng gỗ lớn. Thứ nhất, quỹ đất quy hoạch trồng rừng gỗ lớn quy mổ nhỏ, nhiều chỗ dưới 1ha manh mún, phân tản, không liền vùng.

Thứ hai, trồng rừng gỗ lớn cần thời gian dài, người dân cần tiền phát triển kinh tế mà thời gian thì mất nhiều nên đây cũng là một trong những rào cản lớn.

Thứ ba, do chu kỳ dài nên câu chuyện vay vốn, tiếp cận vốn vay khó, tuy chính sách nhà nước cũng đã có những hỗ trợ nhất định nhưng cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu.

Thứ tư, trồng rừng gỗ lớn có nhiều rủi ro như gió bão, thiên tai, gây thiệt tại cho bà con. Ví dụ như trồng rừng gỗ lớn dọc biển miền Trung chẳng hạn, trong suốt 10 năm thì cũng sẽ có những trận bão, lũ gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân.

Thứ năm, khó khăn về giống và biện pháp canh tác, trồng rừng gỗ lớn đòi hỏi giống khác, biện pháp kỹ thuật lâm canh có những hạn chế khi áp dụng quy mô hộ gia đình.

Thứ sáu, liên kết giữa các doanh nghiệp, mặc dù đã phát triển trong thời gian vừa qua nhưng cũng còn hạn chế và chưa phổ biến.

Được biết, hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng và ban hành đề án riêng về trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2023 đến 2030, dự kiến Bộ sẽ phê duyệt đề án này vào năm nay trong đó có các cơ chế, chính sách về hợp tác, liên kết phấn đầu cuối năm 2030 chúng ta có 1 triệu ha rừng gỗ lớn. Trên cơ sở khoảng trên 440.000ha và chúng ta cần phát triển thêm trên 500.000ha rừng nữa là đạt kết quả này.

Theo các chuyên gia, để phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cần có thêm chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia. Ông Vũ Thành Nam kiến nghị, cần phải đầu tư nghiên cứu cho ra các giống cây rừng gỗ lớn phù hợp với điều kiện từng vùng, chuyển giao nhiều giống mới cho bà con.

“Do trồng rừng gỗ lớn đòi hỏi phải chờ đợi vài chục năm mới thu hoạch, trong khi bà con nông dân còn nghèo, không có sinh kế để chờ rừng quá lâu, nên giải pháp của chúng ta đưa ra hiện nay là trồng rừng kết hợp phát triển lâm sản ngoài gỗ, thay vì độc canh vài loại cây rừng”, ông Nam nêu thực tế, đồng thời cho rằng cần nghiên cứu thêm các loại phân bón, chế phẩm sinh học để bón cho cây để cải tạo được năng suất rừng.