TP.HCM lo dịch sởi mùa tựu trường

07:58 - 04/09/2024

Tính đến ngày 29.8 đã có 21 ca bệnh sởi được phát hiện tại các cơ sở giáo dục, trường học ở H.Bình Chánh, Q.12 và H.Củ Chi (TP.HCM).

Chiều 29.8, Bộ Y tế có buổi làm việc với UBND TP.HCM về công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn.
TP.HCM lo dịch sởi mùa tựu trường

Toàn cảnh cuộc họp công tác phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

DU YÊN

Lo ngại dịch sởi bùng phát mùa tựu trường

Bệnh nhân sởi đã xuất hiện tại 22 quận, huyện của TP.HCM. Trong đó 4 quận, huyện có số ca sởi cao nhất là H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.Bình Tân và Q.12.

Tại cuộc họp, ông Lê Như Hải Long, Phó chủ tịch UBND H.Bình Chánh cho biết, trên địa bàn huyện có 75 ca bệnh sởi, tập trung nhiều nhất là ở độ tuổi dưới 9 tháng (22 ca), 2 - 5 tuổi (19 ca).

Là huyện có nhiều ca mắc sởi, ông Long cho biết H.Bình Chánh đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch, đặc biệt lưu ý vấn đề phòng chống dịch sởi trong trường học để tránh lây nhiễm chéo giữa các học sinh.

Theo đại diện Sở Giáo dục TP.HCM, tính đến 14 giờ ngày 29.8 đã có 21 ca bệnh sởi được phát hiện tại các cơ sở giáo dục ở H.Bình Chánh, Q.12 và H.Củ Chi. Thời gian tới, phòng giáo dục các quận, huyện sẽ báo cáo tình hình dịch bệnh về Sở Giáo dục TP.HCM mỗi ngày 2 lần để có thể kịp thời xử lý nếu xuất hiện ca bệnh tại các trường học, cơ sở trông giữ trẻ.

TP.HCM lo dịch sởi mùa tựu trường

TP.HCM đặt mua 300.000 liều vắc xin để tổ chức tiêm xuyên kỳ nghỉ lễ 2.9

DU YÊN

TP.HCM không thiếu thuốc trị sởi

Tại buổi làm việc, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, hiện bệnh viện vẫn đảm bảo đủ thuốc để điều trị cho bệnh nhân sởi. Lo ngại thiếu thuốc vào đỉnh dịch, bệnh viện kiến nghị với Bộ Y tế tạo điều kiện hỗ trợ các bệnh viện ở TP.HCM có nguồn thuốc chống dịch, thuốc cấp cứu ổn định.

Về thông tin thiếu thuốc Dopamine (thuốc dùng để cấp cứu những trẻ mắc sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết nặng - PV), đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, lô thuốc cuối cùng vừa hết hạn vào ngày 15.8. Một công ty dược đang nhập lô thuốc mới ngay trong tháng 9, trong thời gian chờ đợi, bệnh viện sẽ thay thế thuốc khác để điều trị cho bệnh nhân an toàn, hiệu quả.

Ngoài báo cáo về công tác phòng chống dịch sởi, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã có kiến nghị với Bộ Y tế cho phép chia sẻ dữ liệu bệnh truyền nhiễm khám và điều trị tại các bệnh viện, chia sẻ quyền truy cập phần mềm tiêm chủng để Sở Y tế TP.HCM có thể quản lý trẻ thay đổi nơi cư trú, quản lý trẻ tiêm vắc xin.

Đồng thời, ông Châu cũng kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh thành khác tăng cường công tác điều trị tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến lên TP.HCM vì hiện nay việc chuyển tuyến sẽ dễ lây lan bệnh sởi và quá tải các bệnh viện.

Ngoài ra, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng kiến nghị thành lập trung tâm lưu trữ thuốc hiếm vì có những loại bệnh thường gặp nhưng không có thuốc để điều trị.

Giảm áp lực chống dịch cho TP.HCM

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, từ số liệu các bệnh viện báo cáo về nhóm trẻ nhập viện tại TP.HCM thì số trẻ ở các tỉnh, thành khác mắc sởi chiếm hơn 50%.

Do đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo tiêm vắc xin sởi ở các tỉnh thành khác để giảm bớt áp lực phòng chống dịch tại TP.HCM. Vì nếu không phủ vắc xin ở các tỉnh thành xung quanh TP.HCM, khi trẻ mắc sởi lên TP.HCM điều trị sẽ gây quá tải cho ngành y tế và khó chấm dứt tình hình dịch bệnh.

TP.HCM lo dịch sởi mùa tựu trường

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế tại buổi họp

DU YÊN

Cuối buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, đề nghị TP.HCM chỉ đạo chính quyền các địa phương để chỉ đạo công tác phòng chống dịch, kiểm soát dịch trong thời gian sớm nhất.

Liên quan việc tiêm vắc xin, bà Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu TP.HCM khẩn trương công tác tiêm vắc xin, đặc biệt chủ động tiêm cho các đối tượng có nguy cơ. Trong đó, rà soát kỹ các đối tượng ở nhà trọ, khu công nghiệp vùng ven. Tiếp tục giám sát và phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi tại cộng đồng, giám sát các trường hợp nhẹ tự cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm và có thể trở nặng. Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo TP.HCM dồn sức tập trung phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là thời điểm học sinh đi học lại.

Ngày 27.8, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định công bố dịch bệnh truyền nhiễm, dịch sởi. Thời gian xảy ra dịch sởi là vào tháng 8.2024, quy mô toàn TP.HCM.

TP.HCM sẽ thực hiện chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi. Theo kế hoạch, sẽ tiêm vắc xin cho trẻ từ 1 - 5 tuổi không kể tiền sử tiêm chủng; trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao (6 - 16 tuổi) đang khám điều trị tại các bệnh viện; trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vắc xin; nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc với người mắc sởi; nhân viên y tế chăm sóc trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin.

Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm ngày 25.8 là 525 ca. Trong đó, có 209 ca dương tính và 3 ca tử vong.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...