Làm sao ‘trị’ nghiện mạng xã hội?

00:00 - 27/10/2023

Nghiện internet, mạng xã hội dẫn đến những tác hại trong công việc, học tập và kéo theo nhiều hệ lụy khác…

“Nghiện mạng xã hội – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hỗ trợ điều trị” là chủ đề sinh hoạt kỹ thuật do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tổ chức hôm qua (26.10), nhằm cung cấp thông tin nhận biết các dấu hiệu nghiện mạng xã hội, các can thiệp y khoa trong hỗ trợ điều trị và cai nghiện mạng.

Tại buổi sinh hoạt, bác sĩ CK2 Trần Duy Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết, nghiện mạng xã hội là một rối loạn đặc trưng mang tính thời đại cũng như về sự phát triển kinh tế – văn hóa. Những vấn đề về nghiện nói chung và nghiện mạng xã hội nói riêng rất được quan tâm trong công tác quản lý sức khỏe.

Làm sao ‘trị’ nghiện mạng xã hội?

Tìm kiếm thông tin một cách cưỡng chế cũng là triệu chứng của nghiện internet

Tác hại của việc nghiện internet, mạng xã hội

“Nghiện mạng xã hội là một nhánh nhỏ của việc nghiện internet. Việc sử dụng internet và máy tính để truy cập làm việc, trao đổi cũng như kết nối với người xung quanh đã ăn sâu vào đời sống xã hội và thay đổi cách sống của con người. Một số ứng dụng được phát triển để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên của thiết bị điện tử, từ đó lôi kéo người dùng sử dụng lâu hơn”, bác sĩ Tâm chia sẻ.

Dẫn chứng khảo sát trên 13.000 thanh, thiếu niên từ 14 – 17 tuổi tại 7 nước châu Âu cho thấy, có 1,2% trẻ em được chẩn đoán nghiện internet và 12% nằm trong nhóm nguy cơ cao. Theo khảo sát này, trẻ em nam có tỷ lệ nghiện internet cao hơn trẻ em nữ, đặc biệt là những trẻ sắp thành niên hoặc có cha mẹ có trình độ học vấn thấp. Và tỷ lệ nghiện mạng xã hội đứng đầu tiên, tiếp đến là nghiện cờ bạc qua mạng và nghiện game.

Bác sĩ Tâm liệt kê một số chứng nghiện internet bao gồm: nghiện tình dục trên mạng, ám ảnh cưỡng chế trên mạng, nghiện quan hệ mạng, tìm kiếm thông tin một cách cưỡng chế và nghiện game.

“Nghiện tình dục trên mạng có tính phổ biến do có nhiều dịch vụ cung cấp thông tin dễ tiếp cận, tính nặc danh, tiện dụng trong truy cập là yếu tố khiến người dùng bị nghiện. Còn với những người bị nghiện quan hệ mạng, họ thường lún sâu vào việc tìm kiếm và duy trì mối quan hệ trực tuyến, bỏ bê cuộc sống đời thực. Những người này thường có vấn đề về lo âu và rối loạn ái kỷ rất lớn, cần trị liệu tâm lý”, bác sĩ Tâm thông tin.

Về chứng nghiện game, bác sĩ Tâm cho biết, năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận đây là một loại bệnh, thường rơi vào độ tuổi thanh, thiếu niên. Chứng nghiện này gây nguy hại rất lớn đến phát triển tâm sinh lý, xây dựng quan hệ xã hội như thu mình lại, khó khăn trong giao tiếp, cáu kỉnh…, ảnh hưởng quá trình học tập. Khi bị tách khỏi máy tính thì các trẻ này thường tức giận, phản đối gay gắt thậm chí là đe dọa tự sát.

“Việc nghiện internet nói chung và nghiện mạng xã hội nói riêng có thể gây ra nhiều tác hại về thể chất và tinh thần như đau nhức cơ thể, các vấn đề về thị lực, tăng giảm cân, suy giảm trí nhớ… Ngày xưa, một người có thể ghi nhớ từ 10 – 20 số điện thoại. Tuy nhiên, khi điện thoại di động trở nên phổ biến thì việc này là bất khả thi. Ngoài ra, các chứng nghiện này có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo lắng, cô lập xã hội…”, bác sĩ Tâm nói.

Can thiệp thế nào?

Theo bác sĩ Tâm, hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm phương pháp hiệu quả nhất để điều trị chứng nghiện này. Một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến là can thiệp tâm lý theo hướng nhận thức hành vi, can thiệp tâm lý gia đình đặc biệt hiệu quả khi người nghiện có vấn đề lo âu, trầm cảm kèm theo. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ cho điều trị hóa dược với những đối tượng được chẩn đoán bệnh lý lo âu, trầm cảm.

“Mục tiêu của việc điều trị không phải là kiêng hoàn toàn việc sử dụng internet, mạng xã hội vì sử dụng mạng là yếu tố không thể thiếu trong đời sống cá nhân ngày nay. Thay vào đó, việc trị liệu giúp kiểm soát việc sử dụng mạng và chức năng tương ứng của nó, ngăn ngừa các liệu pháp nhận thức hành vi. Với đối tượng trẻ em, phụ huynh nên quan tâm quản lý thời lượng sử dụng internet của trẻ, hài hòa các hoạt động giao tiếp, tương tác đời thật, bố trí thiết bị kết nối mạng ở những khu vực giao lưu nhằm kiểm soát và hình thành tính tự giác sử dụng của trẻ”, bác sĩ Tâm khuyến nghị.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...