Ứng dụng thương mại điện tử Temu vào Việt Nam: Những mối lo mới cho thị trường

10:55 - 22/10/2024

Việc ứng dụng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Temu chính thức ra mắt tại Việt Nam đã gây ra những nỗi lo không nhỏ cho thị trường.

Ứng dụng thương mại điện tử Temu thuộc sở hữu của tập đoàn PDD Holdings đến từ Trung Quốc. Temu đã bắt đầu mở rộng ra thị trường Đông Nam Á từ hơn một năm trước, với Philippines và Malaysia là những điểm đến đầu tiên. Đến tháng 7/2023, Temu đã mở dịch vụ giao hàng tại Thái Lan và giờ đây, Việt Nam cùng Brunei là những thị trường tiếp theo trong chiến lược mở rộng của họ.

Nỗi lo thất thoát thuế từ Temu

Thông qua Temu, người tiêu dùng có thể mua và nhận hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Để làm điều này, công ty nghiên cứu Momentum Work cho biết Temu đang hợp tác với hai đơn vị giao hàng là Ninja Van và Best Express, với cam kết thời gian giao hàng từ 4 đến 7 ngày. Nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả từ Quảng Châu đến Việt Nam, điều này nhanh hơn nhiều so với thời gian vận chuyển tại các thị trường khác trong khu vực.

Do nhập trực tiếp từ Trung Quốc, một số thông tin sản phẩm vẫn chỉ có tiếng Trung, điều này có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng không quen thuộc với ngôn ngữ này.

Quan trọng hơn, sự xuất hiện của Temu đang tạo ra áp lực lớn cho các sàn thương mại điện tử nội địa và các nhà bán hàng tại Việt Nam. Với giá cả cạnh tranh và mẫu mã đa dạng, hàng hóa Trung Quốc đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng Việt Nam.

Đặc biệt, theo Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng sẽ không bị thu thuế giá trị gia tăng. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thất thoát thuế trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng phát triển.

Nhiều quốc gia Đông Nam Á siết chặt quy định với Temu

Mặc dù Temu đang tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, nó cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp trong nước. Điều này đã được thể hiện tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, khiến chính phủ những nước này phải “vào cuộc”.

Ví dụ, Indonesia đã có những biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa bằng cách cấm các sàn thương mại điện tử nước ngoài. Hay Cục Thuế và Bộ Kinh tế và Xã hội kỹ thuật số (DES) của Thái Lan đã tăng cường các biện pháp quản lý, đảm bảo nhà bán lẻ trực tuyến mới của Trung Quốc “Temu” tuân thủ luật pháp Thái Lan và nộp thuế đầy đủ khi hoạt động tại xứ sở chùa Vàng.

Với những động thái từ Indonesia hay Thái Lan, Temu được cho là đang xem xét khả năng mua lại một nền tảng thương mại điện tử hiện có tại Việt Nam để hoạt động thuận lợi. Nếu điều đó xảy ra, đây thực sự là quyết tâm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường của các sàn thương mại điện tử Trung Quốc.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...