Giới nghiên cứu đề cao tầm quan trọng của sứ mệnh Hằng Nga 6

08:57 - 06/06/2024

Sứ mệnh mặt trăng của tàu thăm dò Hằng Nga 6 (Chang'e-6) đang thu hút được sự chú ý đáng kể từ giới chuyên gia hàng không vũ trụ quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã cao tầm quan trọng của sứ mệnh thám hiểm lần này trong việc thúc đẩy các hoạt động khám phá không gian của nhân loại.

Sứ mệnh Hằng Nga 6 cung cấp hàng loạt dữ liệu quan trọng và thực tiễn về mặt kỹ thuật, giúp thúc đẩy tham vọng chinh phục Mặt trăng của Trung Quốc. Nhiệm vụ của tàu thăm dò này là lấy một số mẫu đất và đá ở vùng tối của Mặt trăng để mang về Trái đất phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời, Hằng Nga 6 cũng sẽ nỗ lực thực hiện một số thí nghiệm ngay trên Mặt trăng.

Sứ mệnh lần này sẽ đánh dấu kỳ tích “chưa từng có” trong lịch sử thám hiểm mặt trăng của nhân loại, vì đây là lần đầu tiên con người lấy mẫu vật và trở về từ vùng tối của Mặt trăng-  một khu vực chưa từng được khám phá. Nếu nhiệm vụ thành công, tàu vũ trụ sẽ mang theo các mẫu vật quý giá trở về Trái Đất trên một khoang chứa đặc biệt. Vật liệu sẽ được bảo quản trong điều kiện đặc biệt để giữ nguyên trạng thái ban đầu tốt nhất có thể.

Josef Aschbacher, tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), đã chúc mừng Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) về thành công bước đầu mà sứ mệnh Hằng Nga 6 đạt được cho đến nay, đồng thời nhấn mạnh trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cảm thấy rất biết ơn và tự hào đã góp phần vào thành tựu tuyệt vời này.

“Tôi nghĩ đây là một thành tựu tuyệt vời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các mẫu vật sẽ được lấy từ phía xa của mặt trăng. Và vật liệu ở đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc khám phá lịch sử của mặt trăng. Đây là một nhiệm vụ sử dụng robot hoàn toàn và là một nhiệm vụ rất thách thức vì ở phía xa bạn không thể liên lạc trực tiếp, nên họ đang sử dụng vệ tinh chuyển tiếp và thực hiện nhiệm vụ robot. Vì vậy, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng đồng thời, từ quan điểm khoa học, đó là một sứ mệnh rất, rất quan trọng. Và tôi nghĩ chúng ta phải chúc mừng Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc vì thành tựu to lớn này”, ông Khurram Khurshid, giáo sư phụ trách dự án ICUBE-Q, Viện Công nghệ Vũ trụ Pakistan (IST) cho biết.

“Nó ở phía xa của mặt trăng, nơi chúng ta không dễ gì quan sát được. Đây thực sự là một thành tựu, điều mà chúng tôi đã tìm kiếm trong rất nhiều năm”. Ông Sylvestre Maurice, một nhà thiên văn học người Pháp từ Đại học Toulouse nói.

Tạp chí "Nature" của Anh hôm qua thông báo, Hằng Nga 6 đã kết thúc chuyến thám hiểm kéo dài hai ngày ở phía xa của mặt trăng và tàu vũ trụ này mang theo các mẫu quý hiếm đã quay trở lại quỹ đạo mặt trăng trước khi được đem trở về Trái đất. Nếu như mọi bước đều diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu quỹ đạo sẽ quay trở lại Trái Đất sau hành trình kéo dài 53 ngày kể từ ngày phóng (3/5).

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Người hùng xí nghiệp - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Tình thương của mẹ hổ: Góc nhìn mới giúp phụ huynh hiểu con hơn

 

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...