Khuyến nghị liên quan đến điều tra chống trợ cấp với hàng xuất khẩu Việt Nam

08:39 - 03/10/2024

Để hạn chế thiệt hại với ngành sản xuất trong nước, nhiều quốc gia đang ngày càng tích cực trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại.

Tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2024 - chủ đề “Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”, thông tin về các vụ việc điều tra chống trợ cấp của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, bà Trương Thuỳ Linh- Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngoài những lợi thế đặc thù của quốc gia đang phát triển như giá nhân công rẻ, giá thành sản xuất thấp thì việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế càng khiến hàng hóa Việt Nam trở thành mối đe dọa lớn cho ngành sản xuất trong nước của nhiều quốc gia nhập khẩu.

Khuyến nghị liên quan đến điều tra chống trợ cấp với hàng xuất khẩu Việt Nam

Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2024.

Do vậy, để hạn chế thiệt hại với ngành sản xuất trong nước, nhiều quốc gia đang ngày càng tích cực trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Điều này khiến số lượng vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2001 – 2011, số lượng vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở con số 50 vụ việc.

Nhưng kể từ đó đến nay, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại đã tăng thêm 207 vụ việc; trong đó, Việt Nam phải đối mặt 141 vụ việc điều tra chống bán phá giá, 37 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, 27 vụ việc điều tra chống trợ cấp và 52 vụ việc điều tra tự vệ. Năm 2020 Cục phải xử lý nhiều vụ việc phòng vệ thương mại nhất, với 39 vụ việc. Còn tính đến đầu năm tới nay, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang xử lý 14 vụ việc mới phát sinh.

Theo bà Trương Thuỳ Linh, ngoài số lượng vụ việc ngày càng gia tăng, thị trường điều tra ngày càng mở rộng. Bên cạnh hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra hàng hóa nước ta, số vụ việc do các nước ASEAN tiến hành cũng tăng và một số quốc gia và vùng lãnh thổ chưa từng điều tra hoặc ít điều tra nước ta như Mexico, Nam Phi, Đài Loan (Trung Quốc) cũng bắt đầu điều tra Việt Nam.

Khuyến nghị liên quan đến điều tra chống trợ cấp với hàng xuất khẩu Việt Nam

Bà Trương Thuỳ Linh - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương).

Hơn nữa, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng. Không giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tôm, cá tra, thép, gỗ, pin mặt trời…, mà mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập… Cùng đó, xu hướng điều tra khắt khe hơn, đưa ra yêu cầu cao trong nhiều khía cạnh đối với Chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra (thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn...).

Hơn nữa, phạm vi điều tra ngày càng mở rộng gồm cả nội dung mới như điều tra xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Đáng lưu ý, mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường bởi một số nước như Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên sử dụng chi phí của một nước thứ ba để tính giá trị thông thường trong các vụ việc chống bán phá giá.

Trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại nhận thấy vai trò của các cơ quan Thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài là vô cùng quan trọng. Bởi, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nắm bắt thông tin các giai đoạn, diễn biến, kết quả của vụ việc và kịp thời thông báo.

Tại nhiều vụ việc, ngay khi nhận được thông tin về việc cơ quan điều tra tiếp nhận hồ sơ hợp lệ từ phía các doanh nghiệp trong nước, Thương vụ Việt Nam đã gửi thông tin cho Chính phủ Việt Nam, thông báo về khả năng nước bạn sẽ tiến hành điều tra đối với mặt hàng này. Nhờ cảnh báo sớm từ Thương vụ, Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp có liên quan tới vụ việc đã có thêm chuẩn bị tinh thần, thêm thời gian lên phương án kháng kiện khi vụ việc xảy ra.

Đặc biệt, Thương vụ còn hay mặt Bộ Công Thương trao đổi, trình bày lập luận, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về kết luận của cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, trước việc các vụ kiện trong phòng vệ thương mại ngày càng nhiều, bà Trương Thuỳ Linh khuyến nghị hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin, cảnh báo sớm mặt hàng có nguy cơ bị điều tra. Đồng thời hỗ trợ làm rõ quy định điều tra của Chính phủ nước nhập khẩu; hỗ trợ trình bày ý kiến, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về quan điểm, kết luận của cơ quan điều tra. Ngoài ra, hỗ trợ tham vấn hoặc khởi kiện ra Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) trong trường hợp cơ quan điều tra nước ngoài vi phạm các quy định của WTO mà không thể bố trí tham gia.

Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho hay: Trong quá trình đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép của Việt Nam trước mỗi vụ việc phòng vệ thương mại, Hiệp hội nhận thấy kết quả kháng kiện phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phối hợp giữa các bên liên quan giữa doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và Cơ quan Nhà nước; trong đó, vai trò của cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài rất quan trọng.

Khuyến nghị liên quan đến điều tra chống trợ cấp với hàng xuất khẩu Việt Nam

Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA).

Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò nắm bắt thông tin các giai đoạn, diễn biến, kết quả của vụ việc và kịp thời thông báo về Việt Nam. Gần đây, Hiệp hội cũng được tiếp nhận các thông tin cảnh báo sớm thông qua Cục Phòng vệ thương mại, cơ quan thương vụ…Điều này đã giúp Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp có liên quan tới vụ việc có thêm chuẩn bị tinh thần, và thêm thời gian lên phương án kháng kiện khi vụ việc xảy ra.

Thời gian tới, Hiệp hội thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các khuyến nghị kịp thời về vụ việc phát sinh, về kỹ thuật, lập luận, tư vấn triển khai các vụ việc. Hỗ trợ trao đổi, trình bày lập luận, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về kết luận của cơ quan điều tra liên quan đến các chương trình chính sách của phía Chính phủ Việt Nam; giới thiệu và tiếp tục kết nối các chương trình giao thương thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thép;

Thương vụ Việt Nam tại nước có nhập khẩu thép Việt Nam tiếp tục cập nhật, cảnh báo, hỗ trợ làm rõ quy định điều tra của Chính phủ nước nhập khẩu; hỗ trợ cung cấp danh mục các sản phẩm nước bạn cần, giới thiệu mạng lưới luật sư tư vấn, kết nối doanh nghiệp với cộng đồng các nhà nhập khẩu…

Bà Trần Thu Quỳnh- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, tính đến thời điểm báo cáo, Canada đã khởi xướng điều tra 19 vụ việc phòng vệ thương mại với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gồm 12 vụ việc chống bán phá giá, 5 vụ việc chống trợ cấp và 2 vụ việc phòng vệ; trong đó, có một vụ chống bán phá giá mới phát sinh vào tháng 3/2024 (liên tục trong 3 năm từ 2021 đến tháng 2/2024, không có vụ việc phòng vệ thương mại mới nào liên quan đến Việt Nam). Trong số 19 vụ việc liên quan đến Việt Nam, có 8 vụ vẫn còn đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc đang bị tiến hành điều tra, điều tra lại để gia hạn.

Theo bà Trần Thu Quỳnh, Canada đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam cũng có thế mạnh như khung xe đầu kéo/khung xe container và tháp gió (turbin gió). Ngoài ra, gần đây, thương vụ cũng nhận được các thông tin bên lề rằng sẽ có cuộc điều tra mới liên quan đến sản phẩm nội thất văn phòng bọc vải của Việt Nam và có thể Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) sẽ tiến hành điều tra sản phẩm tháp điện gió và tấm năng lượng mặt trời xuất khẩu từ Việt Nam.

Có thể thấy, khi đã điều tra một sản phẩm, Canada thường xem xét luồng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia liên quan, dù lượng xuất khẩu có thể không đáng kể. Ngoài ra, khi bị vào tầm ngắm, các sản phẩm đều bị điều tra cả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Vì vậy, một số sản phẩm có nhiều nguy cơ khác của Việt Nam có thể là: thép cuộn cán nóng, vít/khớp nối thép, sàn thép lưới, ống đồng, máy làm mát, máy sưởi nhiệt, gỗ ván sàn công nghiệp, ống khoan, ống đóng cọc và nhôm thanh định hình…Tuy nhiên, Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam theo dõi thông tin cảnh báo, nắm xu thế và tình hình các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến mặt hàng mình sản xuất kể cả của các nước khác và khi bị điều tra, cần tích cực phối hợp cung cấp thông tin để tránh bị áp thuế cao.

Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp chủ động phóng tránh bị cáo buộc bán phá giá/lẩn tránh biện pháp phòngvệ thương mại, Thương vụ Việt Nam đã và đang tổ chức nhiều sự kiện phổ biến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiểu về nguyên tắc xuất xứ và cách thức khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất… và vận động Chính phủ Canada tài trợ cho dự án phát triển cơ sở dữ liệu các sản phẩm đầu vào gắn với năng lực cung cấp thoả mãn tiêu chuẩn xuất xứ để khai thác các FTA hiệu quả và bền vững.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9

 

Ông chủ trường đua - SCTV9

 

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Hình Cảnh - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...