Kiểm soát sở hữu chéo trong ngân hàng: Cần tăng cường chức năng thanh tra, giám sát của NHNN

00:00 - 04/12/2023

Quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh sửa với khá nhiều quy định nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, tránh thao túng hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các bên liên quan.

Theo dự thảo, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, thay vì hiện tại là 15%. Đồng tình với việc cần kiểm soát sở hữu chéo, tuy nhiên việc giảm tỷ lệ sở hữu của 1 cổ đông tổ chức xuống dưới 10% đang khiến các ngân hàng lo ngại sẽ mất đi cơ hội có nhà đầu tư chiến lược.

“Cổ đông yêu cầu tỷ lệ sở hữu tương đối lớn, họ có thể đóng góp vào quản trị ngân hàng, đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng. Chúng ta có thể xem xét duy trì tỷ lệ sở hữu, nhưng có thể thắt chặt lại điều kiện cho vay với các cổ đông lớn, tổ chức lớn”, ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và chiến lược Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam, cho biết.

Kiểm soát sở hữu chéo trong ngân hàng: Cần tăng cường chức năng thanh tra, giám sát của NHNN

(Ảnh minh họa – Ảnh: Dân trí)

Dự thảo cũng đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông và người có liên quan từ 20% xuống 15%. Các chuyên gia cho rằng, việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định; tránh trường hợp nhờ đối tác, người quen, đứng tên sở hữu hộ, cổ phần hộ, dù nhóm này không phải là “bên liên quan” theo quy định của pháp luật, nhưng thực tế có quen biết, cùng nhau nắm cổ phần chi phối.

“Tỷ lệ này không quyết định câu chuyện sở hữu chéo và thao túng hoạt động ngân hàng. Quan trọng là phải minh bạch toàn bộ thu nhập và tài sản cá nhân, hai là phải đưa ra cơ chế quản trị tốt hơn theo đúng thông lệ quốc tế”, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng, nhận định.

Để đảm bảo việc giám sát thực thi đúng quy định, các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc cần nâng cao các quy định về khả năng quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, để hạn chế sự lạm dụng quyền của cổ đông lớn; đồng thời tăng cường chức năng thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời phát hiện các bất thường để có giải pháp ngăn chặn.

“Ở các nước, do hệ thống giám sát có thể tổ chức thành song song, nên có thể giám sát chéo lẫn nhau, tức là có một tổ chức giám sát tài chính, họ giám sát chéo phía bên ngân hàng nhà nước và ngược lại ngân hàng nhà nước được giám sát chéo lại tổ chức giám sát xem đã thực hiện đúng chưa”, ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Cao cấp chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Đại học Bristol, Anh, cho hay.

Dự thảo luật các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục được lấy ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung trước khi trình báo cáo tại kỳ họp Quốc hội sau.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...