Theo báo cáo mới nhất của Tracxn Technologies, công ty cung cấp dữ liệu thông tin thị trường cho các công ty tư nhân toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của “mùa đông tài trợ” giống như các quốc gia lớn khác.
Cụ thể, các công ty trong khu vực đã thu hút được nguồn tài trợ giai đoạn cuối trị giá 1,9 tỷ USD vào năm 2023, giảm mạnh 65% so với mức 5,4 tỷ USD huy động được trong cùng kỳ năm 2022. Nguồn tài trợ giai đoạn đầu đạt 1,9 tỷ USD, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2022 và nguồn vốn đầu tư vào giai đoạn hạt giống cũng giảm 52% xuống chỉ còn 546 triệu USD.
Như vậy là, lĩnh vực khởi nghiệp của khu vực chỉ nhận được tổng vốn tài trợ là 4,3 tỷ USD từ đầu năm 2023 đến nay (tính đến ngày 5 tháng 12 năm 2023), giảm 65% so với số tiền 12,4 tỷ USD huy động được trong cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tracxn, các ngành như công nghệ tài chính, ứng dụng doanh nghiệp và bán lẻ là những phân khúc có hiệu quả hoạt động cao nhất. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) chỉ nhận được 2 tỷ USD, thấp hơn 65% so với năm trước. Khu vực này có dân số đông đảo, không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, điều này khiến các công ty fintech trở nên rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính.
Trong khi đó, phân khúc ứng dụng doanh nghiệp đã thu hút các khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD vào năm 2023, giảm 78% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi nguồn vốn bán lẻ giảm 85% xuống còn 0,7 tỷ USD.
Cũng theo Báo cáo thường niên của Tracxn: SEA Tech 2023, chỉ có 10 vòng cấp vốn trị giá 100 triệu USD trở lên vào năm 2023, so với 28 vòng như vậy vào năm 2022. Năm 2023, số vụ mua lại giảm 30% xuống còn 61 so với 88 thương vụ vào năm 2022. Song, số lượng các công ty lần đầu tiên ra mắt công chúng (IPO) tăng nhẹ, với 10 công ty trong lĩnh vực này sẽ IPO vào năm 2023 so với 5 công ty vào năm 2022.
Trong số các các nhà đầu tư vào khu vực, người ta có thể thấy được những cái tên như East Ventures, 500 Global và Wavemaker Partners là những nhà đầu tư tích cực nhất trong khu vực vào năm 2023. East Ventures, Wavemaker và Saison Capital là những nhà đầu tư hàng đầu trong giai đoạn hạt giống vào năm 2023, trong khi SEEDS Capital, Peak XV Partners và Gobi Partners là những nhà đầu tư hàng đầu trong phân khúc giai đoạn đầu. Cũng theo báo cáo, EDBI, Avataar Ventures và Prosperity7 Ventures là những nhà đầu tư hàng đầu liên quan đến cấp vốn giai đoạn cuối trong cùng thời kỳ.
Có thể thấy, thị trường đầu tư vẫn còn nhiều biến động trên toàn cầu và xu hướng tương tự cũng có thể thấy ở khu vực Đông Nam Á. Lạm phát gia tăng đặt ra thách thức cho khu vực.
Tuy nhiên, vẫn có sự lạc quan đáng kể về sự tăng trưởng dài hạn của khu vực này vì Đông Nam Á có lượng người tiêu dùng lớn, chủ yếu là giới trẻ và sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính và thương mại phi chính thức, tạo ra một thị trường chưa được khai thác rộng rãi cho các nhà đầu tư và doanh nhân.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2023
Tracxn Technologies cũng đã đưa riêng một báo cáo khác về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã huy động được tổng cộng 142 triệu USD vào năm 2023, giảm đến 73% so với năm 2022. Các lĩnh vực hoạt động hiệu quả nhất là công nghệ y tế, công nghệ tài chính và ứng dụng doanh nghiệp. TP. Hồ Chí Minh nổi lên là thành phố được tài trợ nhiều nhất vào năm 2023, theo sau là Hà Nội.
Ở khía cạnh nhà đầu tư, Nextrans, Vietnam Silicon Valley và VSV Capital là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong năm qua.
Trong số này, Nextrans của Shark Lê Hàn Tuệ Lâm là một trong những công ty đầu tư mạo hiểm nước ngoài hoạt động tích cực nhất tại thị trường Việt Nam với 32 công ty khởi nghiệp trong danh mục đầu tư. Quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Hàn Quốc này bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2015, đứng sau hàng loạt các các startups đình đám như Luxstay, JamJa, Thuocsi.vn, Base, Okela, Ecomobi, VDES, Ecotruck…