Chiến lược marketing của Samsung về giá tiếp theo là dùng giá “hớt váng”.
Có nghĩa, ban đầu Samsung đặt giá sản phẩm mới rất cao để khai thác nhóm khách hàng có khả năng chi trả tốt nhằm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận trong thời gian ngắn. Khi đã khai thác hết nhóm khách hàng này, thì Samsung sẽ giảm giá sản phẩm để khai thác tới nhóm khách hàng có khả năng chi trả thấp hơn.
“Bước đi” của Samsung
Khi nhà sản xuất tạo ra sản phẩm mới, có tính tiên phong, họ sẽ ấn định mức giá bán ra cao hơn bình thường, vượt xa chi phí sản xuất. Trong thời gian ngắn, chiến lược này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội, nhờ tính đặc hữu của sản phẩm.
Một thời gian sau, khi đối thủ tung ra sản phẩm tương tự, họ sẽ giảm giá về ngang hoặc thấp hơn chút ít so với đối thủ để tận dụng nhóm khách hàng còn lại, dựa trên tiêu chí giá rẻ hơn nhưng tính năng tương đương.
Song song với đó, bên cạnh sản phẩm cao cấp, nhà sản xuất còn “bủa vây” người tiêu dùng bằng nhóm sản phẩm tầm trung và thấp, đảm bảo không bao giờ bỏ sót bất cứ đối tượng khách hàng nào.
Nhà sản xuất thiết bị thông minh Samsung thường áp dụng cách định giá này cho các sản phẩm của mình. Đây được coi là một trong những “trụ cột” giúp gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc trở nên hùng mạnh như hiện nay.
Ra mắt năm 2021 cùng thời điểm với iphone thế hệ 13, Samsung Galaxy Z Flip3 5G 128GB được xác nhận là “siêu phẩm” ở thời điểm đó. Sản phẩm này có mức giá không hề rẻ, lên tới xấp xỉ 25 triệu đồng/chiếc. Trong khi đối thủ cùng phân khúc đắt nhất là iphone 13 chưa chạm ngưỡng 18 triệu đồng/chiếc.
Giá cao hơn đối thủ nhưng không hề bị ế, Samsung Galaxy Z Flip3 5G 128GB giúp Samsung thu vét phần lớn khách hàng nhóm trên nhờ tính năng gập độc đáo. Nhờ vậy, nhóm điện thoại thông minh màn hình gập của hãng dễ dàng đạt doanh số 10 triệu chiếc.
Sau 2 năm, giá Samsung Galaxy Z Flip3 5G 128GB giảm về dưới 19 triệu đồng/chiếc, tương đương với phiên bản thấp nhất của iphone 15. Tuy giá giảm nhưng tính năng, chất thời thượng vẫn hàng đầu với bộ vi xử lý tối tân nhất, khả năng xử lý hầu hết mọi tác vụ phức tạp nhất hiện nay.
Mấu chốt của “váng giá”
Đến nay, Samsung vẫn tiếp tục sử dụng “váng giá”. Dòng điện thoại thông minh cao cấp mới nhất của hãng Samsung Galaxy S24 plus 5G 256GB được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), đi kèm chip Exynos 2400 mạnh mẽ với camera 50MP.
Samsung là công ty đầu tiên đưa AI vào phần cứng của thiết bị cầm tay như chiếc điện thoại Exynos 2400 được trang bị con chip 4nm tối tân nhất hiện nay. Đây là thế mạnh gần như tuyệt đối, không có gì ngạc nhiên khi Samsung ra giá 999USD/chiếc tại Mỹ, 26.990 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam.
“Váng giá” được xem như quy luật của giá cả trong kinh tế thị trường. Thực ra, đây là một phân nhánh được nâng cấp và vận dụng sáng tạo của quy luật “cung cầu”, quy luật “giá cả - giá trị”. Nghĩa là khi nhà sản xuất tạo ra độ khan hiếm tương đối của sản phẩm dựa trên các tính năng độc nhất trên thị trường, thì họ sẽ độc quyền cả về giá. Sự giảm giá sau đó hoàn toàn phù hợp với đặc điểm “ngắn tuổi thọ” và khả năng “sáng tạo” vô biên trong thế giới công nghệ hiện nay.
Thế giới công nghệ cũng như ngành sản xuất smartphone được ví như đỉnh núi, càng lên cao càng nhỏ lại, càng khó khăn để trụ vững, ở đó chỉ có sự sáng tạo, đột phá liên tục mới không bị trượt ngã.
Thời của những cuộc chạy đua về dung lượng pin, độ phân giải camera, màn hình đã qua đi. Bây giờ là sự so tài về ứng dụng chip, AI và khả năng “hòa nhập”, “nhân cách hóa” của chiếc điện thoại vào đời sống thực tế của con người.