Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp Việt Nam (VN) đã thực thi nhiều chính sách như, Nghị định 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường... nhằm hạn chế năng lượng hóa thạch và chuyển dần sang việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Điện mặt trời áp mái yếu tố quan trọng hướng tới mục tiêu xanh...
Vì một môi trường sống trong lành, vì một hành tinh "khỏe mạnh", cùng với thủy điện, phong điện, nhiệt điện thì điện năng lượng mặt trời (NLMT) là một trong những nguồn năng lượng tái tạo đang được khuyến khích phát triển không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam thì xu hướng hiện nay là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và chuyển đổi tư duy. Trong đó, vấn đề chuyển đổi xanh và chuyển đổi chuỗi cung ứng từ nâu sang xanh đang là vấn đề được đặt ra trọng tâm và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến dịch net zero.
Trong những năm gần đây, các ngành sản xuất, xuất khẩu như may mặc của Việt Nam đã quan tâm, tăng cường sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là doanh nghiệp còn phải chứng minh về kế hoạch sử dụng năng lượng xanh trong sản xuất để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Để đáp ứng những yêu cầu mới cấp bách về cung cấp năng lượng xanh cho các doanh nghiệp thì sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời mái nhà đang là lựa chọn nhanh và đơn giản nhất. Thực tế cho thấy, lợi ích của việc sử dụng điện năng lượng mặt trời không chỉ giảm phát thải trong sản xuất mà còn giúp giảm chi phí tiền điện hàng tháng và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, với các đối tác tại nhiều thị trường phát triển, việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đã và sẽ được xem là bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây cũng là yếu tố nhằm tăng năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
ADE - Nhà cung cấp điện mặt trời áp mái hàng đầu Việt Nam
Nhận thức sớm về tính thời đại toàn cầu của lĩnh vực năng lượng mặt trời và các giải pháp năng lượng thông minh, là đơn vị đi đầu, chuyên nghiệp cung cấp trọn gói từ tư vấn thiết kế, phân phối đến thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời với đa dạng dải công suất, bà Đinh Thị Hoà, Giám đốc Công ty CP năng lượng ADE (ADE) cho biết: Những năm qua, ADE đã và đang được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong hành trình xanh hóa sản xuất, phát triển bền vững.
Với các giải pháp PPA (Power Purchase Agreement) –ADE sẽ đầu tư 100% và thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì toàn bộ hệ thống trên mái nhà xưởng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hưởng mức giá điện ưu đãi hằng năm, giảm chi phí giá điện tăng từ EVN. Khi hợp đồng kết thúc, hệ thống điện mặt trời sẽ được chuyển giao toàn bộ miễn phí (0 đồng) cho doanh nghiệp.
“Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí ban đầu mà còn có thể tận dụng và duy trì nguồn năng lượng xanh trong dài hạn” bà Hoà khẳng định.
Cùng với đó, ADE cung cấp dịch vụ tổng thầu EPC chuyên nghiệp, được đảm bảo nhờ đội ngũ kỹ sư thiết kế chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; kỹ sư thi công lắp đặt chuẩn theo bản vẽ thiết kế, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế; cung cấp vật tư chính hãng, được chọn lọc kỹ càng. Hệ thống mặt trời được thiết kế riêng dựa vào khảo sát nghiên cứu mức tiêu thụ điện và hoạt động sản xuất của nhà máy. Đảm bảo tiết kiệm năng lượng dựa trên sự so sánh giữa con số dự báo và mức tiết kiệm thực tế. Dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M) chất lượng cao của ADE đã được chứng minh năng lực thực tế tại các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn và hệ thống áp mái cho doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh, trong nước.
Ngoài ra, ADE cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về giảm phát thải, trung hòa carbon cho doanh nghiệp bao gồm đăng ký phát hành và giao dịch chứng chỉ năng lượng tái tạo quốc tế IREC, tư vấn đăng ký chứng chỉ giảm phát thải CERS và tư vấn ESG cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý, đối với mỗi dự án, ADE chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các giấy phép theo quy định. Quản lý vận hành luôn có nhân sự tại phòng giám sát từ xa, các đội nhóm kỹ sư được tổ chức theo khu vực, đảm bảo phản ứng nhanh, kịp thời đối với các phát sinh tại hệ thống lắp đặt. Với phương án PPA, công ty sẽ mua bảo hiểm cho hệ thống trong suốt thời hạn hợp đồng. Với quá trình xử lý thải tấm pin mặt trời, ADE thu hồi và xử lý sau khi kết quy trình và chịu trách nhiệm thay thế thiết bị nếu hệ thống không đáp ứng đủ công suất cam kết.
Việc đấu nối và sử dụng điện mặt trời phát ra, hệ thống điện mặt trời sẽ được hòa trực tiếp vào lưới điện hạ áp của nhà máy nên không ảnh hưởng đến chất lượng điện năng sử dụng cho sản xuất. Đồng thời đem lại lợi ích giảm thiểu lượng khí thải CO2 hàng năm và giảm đến 5 độ C trên mái các nhà xưởng. Thời gian thi công chỉ từ 30 ngày đến 45 ngày/1MWp. Quá trình thi công không làm ảnh hưởng đến nhân sự và hoạt động của nhà máy.
“Đối tác cung cấp sản phẩm của ADE là Công ty CP Tập đoàn Năng lượng xanh AD Green, (thuộc Damsan JSC). AD Green có nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại CCN An Ninh, huyện Tiền Hải, Thái Bình với công suất thiết kế và quy mô sản xuất theo dây chuyền hiện đại, công nghệ cao sản lượng đạt 1.850.000 sản phẩm/năm, đủ năng lực đáp ứng các dự án điện mặt trời lớn trên toàn quốc” bà Hoà chia sẻ.
“Rào cản” cần “khơi thông”
Nhìn nhận trước báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực, dự kiến đến năm 2025, tổng công suất nguồn điện mặt trời của Việt Nam sẽ đạt 14.450 MW và đến 2030 là 20.050 MW. Bà Hoà cho rằng, thực tế đến thời điểm hiện tại đã thực hiện bổ sung vào quy hoạch 10.300 MW điện mặt trời. Như vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra, giai đoạn 2021-2025 chúng ta cần bổ sung thêm khoảng 4.000 MW (tương ứng 5.000 MWp) và giai đoạn 2026 -2030 khoảng 5.600 MW (7.000 MWp) thì, Chính phủ cần “khơi thông” những “rào cản” về chính sách đang gây bất lợi cho doanh nghiệp và chủ đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà.
Cụ thể, các thủ tục pháp lý, hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa có quy định chung nhất; thị trường pin trung quốc nhập tràn lan thiếu sự kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó cạnh tranh; ngành năng lượng tái tạo đặc biệt là sản xuất tại việt nam chưa được sự quan tâm chặt chẽ bảo hộ từ nhà nước; chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống điện năng lượng mặt trời phụ thuộc hoàn toàn vào trung quốc; cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy nhà nước chưa đủ; nghị định về cơ chế bán điện chưa rõ ràng, chi phí đầu tư cao dẫn tới việc tỷ lệ nội địa hóa ngành năng lượng mặt trời rất thấp.
Theo đó, bà Hoà kiến nghị: “Nhà nước cần có một cơ chế chính sách đặc thù rõ ràng trong việc sản xuất tấm pin Made in Việt Nam và hệ thống điện năng lượng mặt trời. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất tấm modul trong nước về mặt sản xuất, kỹ thuật, thị trường đầu ra... Đặc biệt, với cơ chế khuyến khích "tự tiêu, tự sản" tự đầu tư tự dùng theo Quy hoạch điện VIII cần có một cơ chế rõ ràng hơn tạo lợi nhuận từ việc đầu tư của người tiêu dùng để giảm thiểu chi phí đầu tư và khả năng thu hồi vốn, cho phép bán điện dư thừa nếu không sử dụng hết”.