Nguồn FDI “rót” vào dệt may ồ ạt, làm thế nào để tận dụng hiệu quả?

07:33 - 17/05/2024

Thời gian qua, nhờ cơ hội "vàng" các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang đến, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang rót ồ ạt vào ngành dệt may.

Vốn FDI "rót" với quy mô lớn

Nguồn FDI “rót” vào dệt may ồ ạt, làm thế nào để tận dụng hiệu quả?

Xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện đang đứng top 3 trên thế giới

Dệt may hiện nằm trong nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngành dệt may hiện chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện đang đứng top 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh. Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: Trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu vui bởi so với năm ngoái, các doanh nghiệp dệt may có đơn hàng nhiều hơn.

Trao đổi với phóng viên VTVTimes, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, vốn đầu tư FDI vào dệt may tại Việt Nam hiện đang có khoảng 3.500 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD là lĩnh vực thu hút FDI khá lớn.

Trong đó, điển hình ngày 28/2/2024, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Tập đoàn Crystal, Hồng Kông (Trung Quốc) với dự án Yi Da Denim Mill (VN) Co., LTD thuộc lĩnh vực dệt may, có tổng vốn đăng ký đầu tư 1.467 tỷ đồng, tương đương 60 triệu USD. Dự án chia làm 3 giai đoạn đầu tư, giai đoạn đầu là hơn 880 tỷ đồng, tương đương 36 triệu USD. Sản phẩm của dự án gồm: Vải có nhuộm, vải không nhuộm và quần áo.

Được biết, trước khi đầu tư dự án ở Nam Định, Tập đoàn Crystal đã có nhà máy hoạt động tại Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ và Bình Dương trong nhiều năm qua với tổng doanh thu xuất khẩu tại Việt Nam khoảng 1 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 40.000 lao động.

Mới đây nhất, tháng 3/2024, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam. Nhà máy có quy mô diện tích 66,44 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 62 triệu USD, tương đương 1.443,220 tỷ đồng. Nhà máy chuyên sản xuất phụ kiện quần áo như dây khóa kéo kim loại, dây khóa kéo nhựa, dây khóa kéo nylon, cúc nhựa, cúc kim loại...

Theo tính toán, khi đi vào hoạt động, Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động có tay nghề kỹ thuật, với sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm.

"Như vậy, nhờ xu thế hội nhập và chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài được thực hiện hiệu quả thời gian qua, ngành dệt may nước ta trở thành mảnh đất màu mỡ hút vốn FDI để phát triển", ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.

Làm gì để tận dụng hiệu quả cơ hội "vàng"?

Để hỗ trợ ngành dệt may, da giày chủ động được nguyên phụ liệu cho sản xuất, mới đây, đoàn công tác của Bộ Công thương đã làm việc với Hiệp hội Da giày Việt Nam về đề xuất thành lập Trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên phụ liệu. Đây sẽ là nơi tập trung mẫu, phân phối nguyên phụ liệu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Trung tâm sẽ sớm được thành lập nhằm gỡ được nút thắt về nguyên phụ liệu.

Trên thực tế, để tận dụng hiệu quả cơ hội "vàng" này, doanh nghiệp dệt may nước ta đã linh hoạt bắt nhịp, đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng nhanh năng suất, đáp ứng đa dạng đơn hàng, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

Nguồn FDI “rót” vào dệt may ồ ạt, làm thế nào để tận dụng hiệu quả?

Phần lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn phải nhập khẩu

Tuy nhiên cho đến nay phần lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó các FTA Việt Nam ký kết không đòi hỏi gắt gao về quy tắc xuất xứ. Cùng đó là những quy định chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc, sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh thân thiện với môi trường từ các quốc gia nhập khẩu lớn hàng may mặc của Việt Nam đang dần đi vào thực thi. Vì vậy, nếu không sớm giải quyết được vấn đề nguyên phụ liệu những lợi thế, ưu đãi từ các FTA lẽ ra các doanh nghiệp dệt may trong nước được hưởng sẽ dễ dàng rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Về câu chuyện này, ông Cẩm phân tích, thực tế cho thấy, nhiều dự án FDI trong lĩnh vực nguyên phụ liệu có đầu tư sản xuất tại Việt Nam, tuy nhiên đầu ra của sản phẩm hoặc là dành cho nội bộ sản xuất hoặc dành cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI. Và lợi ích từ FTA sẽ thuộc về các doanh nghiệp FDI.

Trước tình hình đó, theo các chuyên gia, nước ta cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong sản xuất nhằm "thúc" công nghiệp hỗ trợ dệt may phát triển.

Song song với đó, khuyến khích đầu tư FDI nhưng chúng ta cũng cần xây dựng, bổ sung các nguyên tắc ưu đãi, nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Theo ông Như Tùng, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ Chính phủ về gói tín dụng xanh cho các doanh nghiệp đầu tư xanh. Bên cạnh đó, ngành thuế cũng cần có chính sách giảm thuế thu nhập cho những doanh nghiệp đầu tư xanh để họ thấy có động lực và tiếp tục làm tốt hơn./.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...