Có nên hâm nóng lại cơm?

14:05 - 26/07/2024

Theo bác sĩ Karan Raij, giảng viên khoa Lâm sàng tại Imperial College London, phần cơm thừa vẫn an toàn, chỉ cần bảo quản và hâm nóng đúng cách.

Có nên hâm nóng lại cơm?

 

Ông giải thích rằng gạo sống có thể chứa bào tử của một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus có khả năng chịu nhiệt, nghĩa là chúng không bị tiêu diệt khi nấu chín.

Khi bạn để gạo ở nhiệt độ phòng quá lâu, những bào tử này có thể phát triển và sản sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Vì vậy, vấn đề thực sự không phải là hâm nóng cơm mà là cách bảo quản. Miễn là bạn bảo quản đúng cách, ăn cơm thừa là hoàn toàn an toàn.

Có nên hâm nóng lại cơm?

Để cơm ở ngoài không quá 2 giờ đồng hồ (Ảnh: The Focus)

Theo bác sĩ Karan Raji, cần giữ cơm tránh xa “vùng nguy hiểm” cho vi khuẩn phát triển, tức là từ 5°C – 60°C.  Để làm được như vậy, bạn phải cho cơm vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu. “Không để cơm đã nấu ở ngoài bếp quá hai giờ vì vi khuẩn có thể bắt đầu phát triển. Tốt nhất là nên cho cơm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu cơm đã để ngoài, hãy vứt bỏ ngay” – ông lưu ý.

Karan khuyên, nếu cơm thừa còn quá nhiều, nên chia thành các hộp nhỏ hơn để giúp cơm nguội nhanh hơn. Sau đó, bạn có thể yên tâm để cơm trong tủ lạnh từ ba đến sáu ngày miễn là nhiệt độ vẫn dưới mức 5°C.

Khi hâm nóng lại, bạn cần đảm bảo cơm được làm nóng đến ít nhất 74°C để giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển. Khi thấy hơi nước bốc lên, có nghĩa là cơm đã đủ nóng để ăn.

Điều quan trọng nữa là tránh hâm nóng cơm nhiều lần vì sẽ làm tăng khả năng vi khuẩn phát triển. Bạn cũng có thể cấp đông cơm, nhưng vẫn cần đảm bảo để nguội trước khi cho vào tủ đông. Khi cần dùng, bạn nên rã đông cơm trước, sau đó  hãy hâm nóng lại.

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha