Liệu "taxi bay" có thể thực sự thành hiện thực hay không?

06:32 - 16/02/2024

Rất nhiều công ty trên thế giới đang khởi nghiệp dự án taxi điện có thể bay trên không trung.

Liệu "taxi bay" có thể thực sự thành hiện thực hay không?

 

 

Liệu "taxi bay" có thể thực sự thành hiện thực hay không?

Ảnh: Joby Aviation

Vào mùa thu năm 2023, chiếc máy bay đặc biệt mang tên “S4” của Joby Aviation, một công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon, Mỹ đã được bay thử nghiệm. Trong thời gian sáu phút, nó hoàn thành chặng bay trên sông Hudson ở độ cao thấp với chế độ không người lái, mở ra cơ hội hiện thực hóa dự án taxi hàng không trong tương lai. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tại Mỹ, khách hàng có thể di chuyển bằng taxi hàng không từ các thành phố lớn đến các sân bay vào năm 2025.

Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ không dễ dàng thực hiện. Nhà sản xuất Volocopter của Đức đã có sự đầu tư rất lớn kể từ năm 2021 để được phép sử dụng taxi bay trong Thế vận hội Olympic mùa hè sắp tới tại Paris. Tuy nhiên, trái ngược với sự chào đón ở New York, Paris đã thể hiện thái độ kém thân thiện hơn. Các nhà lập pháp Paris đã tuyên bố sẽ ngăn chặn kế hoạch này khi nó đòi hỏi phải xây dựng một bãi đáp trên sông Seine.

Toàn bộ ngành công nghiệp taxi hàng không trong hai năm qua đã thu hút được khoảng 6 tỷ USD vốn tài trợ. Các thành phố như São Paulo hay Singapore cũng đang nỗ lực để trở thành một trong những thành phố đầu tiên áp dụng mô hình này. Trong số hàng trăm công ty khởi nghiệp về dự án, có hơn 10 công ty đang bước sang giai đoạn mới, liên kết với các nhà máy có khả năng sản xuất hàng loạt taxi bay.

Theo nghiên cứu từ nhà tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, đến năm 2030, ngành công nghiệp “eVTOL” (cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện) có thể tạo ra doanh thu 3 tỷ USD một năm với 70.000 hành khách sử dụng hàng ngày. Một số nguồn tin ước tính rằng có thể có 50.000 taxi điện bay hoạt động trên toàn thế giới vào năm 2040. 

Với dung lượng pin hạn chế, phương án chế tạo taxi bay khả thi nhất là thiết kế theo hình dáng một chiếc tàu nhỏ có thể chứa từ hai đến tám người, di chuyển với quãng đường 320km trong một lần sạc đầy. Chúng có thể sử dụng cho nhiều mục đích: tìm kiếm và cứu hộ, vận chuyển hàng hóa, ngắm cảnh cùng nhiều chức năng khác.

Enter JoeBen Bevirt, một kỹ sư được đào tạo tại Stanford và là một chuyên gia công nghệ thế giới, đã mơ ước từ nhỏ là chế tạo được chiếc máy bay của riêng mình. Vào năm 2009, ông thành lập Joby Aviation cùng các kỹ sư đồng nghiệp. Họ bắt đầu nghiên cứu nguyên mẫu ô tô bay nhờ một khám phá đột phá: động cơ đẩy điện. 

Khi Joby Aviation mua lại Uber Elevate vào năm 2020, Eric Allison, kỹ sư hàng không vũ trụ, đã trở thành giám đốc sản phẩm của công ty. Eric cho biết ông tin tưởng taxi hàng không của Joby sẽ hoạt động dưới một hình thức nào đó vào năm 2025, có thể bắt đầu với tư cách là đối tác của Delta vận chuyển các phi công tới các sân bay ở New York và Los Angeles. Tuy nhiên, ông cũng biết rằng con đường này là rất dài: “Tạo ra một hình thức vận tải mới không phải là chuyện nhỏ”.

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Bàn tay nhân ái II: Phim kinh điển của TVB về đề tài bác sĩ

 

Đấu trí: Màn đấu trí cân não giữa cảnh sát và hắc đạo

Bằng chứng thép VI - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...