Xử lý rác thải vịnh Hạ Long: Đề nghị tỉnh và UNESCO lên phương án hỗ trợ

02:21 - 26/09/2024

Ngày 24.9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ, trong đó đề cập đến tình trạng rác thải "uy hiếp" môi trường vịnh Hạ Long.

Lượng rác quá lớn, dọn dẹp chủ yếu bằng phương pháp thủ công

Trước đó, như Thanh Niên đã ghi nhận từ ngày 20 - 23.9 cho thấy sau khi bão số 3 (Yagi) đổ bộ Quảng Ninh, lượng rác khổng lồ trôi dạt vào vịnh Hạ Long. Lượng rác trên chủ yếu là phế liệu, dụng cụ trước đây được dùng phục vụ nuôi trồng thủy sản của ngư dân. Do ảnh hưởng của bão, các bè nuôi trồng thủy sản vỡ hỏng, trôi khắp nơi.

Xử lý rác thải vịnh Hạ Long: Đề nghị tỉnh và UNESCO lên phương án hỗ trợ

Việc xử lý thu gom rác thải trên vịnh Hạ Long bằng sức người như hiện nay rất khó khăn, vất vả

ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU

Đặc biệt, tại khu vực đảo Tuần Châu, đảo Rều, hòn Trống Mái…, những ai đi qua đều rùng mình trước "núi rác" khổng lồ. Đáng chú ý, tại bãi tắm Tuần Châu, nhiều ngày qua số lượng bè tre phủ kín bờ cát khiến hoạt động tắm biển, vui chơi phải dừng lại, do không đảm bảo an toàn.

Tại hội nghị, Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long nêu ra nhiều bất cập trong việc xử lý hàng nghìn tấn rác thải đang hằng ngày uy hiếp di sản thiên nhiên thế giới tại Quảng Ninh. Thậm chí, rác thải còn bị sóng đánh, gió thổi bay vào các vị trí hiểm trở trên đảo đá nên công tác thu dọn rất khó khăn, tốn kém về sức người.

Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng BQL vịnh Hạ Long, cho hay số lượng rác chủ yếu trôi dạt vào vịnh Hạ Long lần này là bè tre, cột gỗ từ các khu nuôi trồng thủy sản tại các địa phương lân cận. Đây vẫn là tài sản của ngư dân, chính vì vậy thời gian qua nhiều người chèo thuyền trên biển tìm kiếm phao xốp hoặc tới các bãi tập kết để nhặt các vật dụng còn sót lại.

"Trước khi bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh, chúng ta nhìn thấy rất nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân tại Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên... Nhưng sau bão, số lồng bè này gần như không còn. Các vật dụng như tre, phao... từ các lồng bè đã bị bão đánh tan trôi dạt tự do trên mặt biển, đang đe dọa vịnh Hạ Long", ông Cường nói.

Xử lý rác thải vịnh Hạ Long: Đề nghị tỉnh và UNESCO lên phương án hỗ trợ

Núi rác thải khổng lồ uy hiếp di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU

Cũng theo ông Cường, hiện nay số lượng rác thải trôi trên vịnh Hạ Long là rất lớn, không thể đo đếm được, suốt hơn 10 ngày qua, đơn vị chỉ thu dọn tại các điểm tham quan để vừa đón khách, vừa khắc phục thảm họa sau bão.

"Việc thu dọn rác trên vịnh Hạ Long hiện vẫn bằng phương pháp thủ công nhưng sức người có hạn. Ngoài ra, huy động được nhân lực ra biển thu gom không phải là điều đơn giản. Người đi thu gom phải có sức khỏe, có kỹ năng đứng trên thuyền, biết bơi, nếu không rất nguy hiểm khi xảy ra sự cố", ông Cường nói thêm.

Đề nghị H trợ

Theo đại diện của BQL vịnh Hạ Long, thời gian tới sẽ tăng cường công tác tuần tra, giám sát môi trường tại các khu vực trên và ven bờ vịnh Hạ Long, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, khu vực, điểm tập trung rác thải để thực hiện thu gom, xử lý.

"Đề nghị các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Vân Đồn tiếp tục tăng cường các hoạt động thu gom rác thải, phao xốp, bè nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tại các khu vực ven bờ biển, mặt nước, chân núi thuộc địa bàn địa phương quản lý, không để phát tán rác thải ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường di sản vịnh Hạ Long", ông Cường kiến nghị.

Trước những bất cập trên, BQL vịnh Hạ Long cũng đã báo cáo với UBND tỉnh Quảng Ninh và UNESCO có phương án hỗ trợ. Ngoài ra, đơn vị cũng đã lên phương án mở các chiến dịch huy động sự tham gia của các địa phương lân cận, hay của chính khách du lịch chung tay dọn vệ sinh cho di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Xử lý rác thải vịnh Hạ Long: Đề nghị tỉnh và UNESCO lên phương án hỗ trợ

Rác thải từ khu nuôi trồng thủy sản la liệt tại ven bờ vịnh Hạ Long

ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU

Về lâu dài, ngoài việc cơ giới hóa biện pháp thu gom rác thải trên biển, BQL vịnh Hạ Long cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh có quy định nghiêm ngặt, khắt khe đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Theo đó, các lồng bè phải sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, chịu đựng sức gió lớn, hoặc khi có cảnh báo về các cơn bão lớn thì di chuyển đến các khu vực an toàn, tránh xảy ra sự cố môi trường như hiện nay.

Cũng tại hội nghị, BQL vịnh Hạ Long thông tin: Bão số 3 đã khiến 33 nhà bè bảo tồn tại 2 làng chài nổi tiếng là Cửa Vạn, Vung Viêng bị chìm hoàn toàn. Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn bị hư hỏng nặng, một phần chìm xuống biển; 95% cây xanh, tiểu cảnh tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long bị gãy, đổ; 100% các biển, bảng tên các hang, động, nội quy điểm tham quan, chỉ dẫn bị hư hỏng.

Huy động hàng nghìn người thu gom

Theo BQL vịnh Hạ Long, sau bão số 3, đơn vị đã tổ chức đợt cao điểm, huy động hàng nghìn người tham gia thu gom. Từ ngày 14 - 23.9, đã huy động 1.127 lượt người, hơn 300 lượt phương tiện thực hiện nhiệm vụ thu gom, xử lý rác thải trôi nổi trên vịnh. Tuy nhiên, hiện nay lượng rác thải trên vịnh rất lớn gây tổn hại đến hình ảnh di sản; trong khi lực lượng của BQL mỏng, thiếu các phương tiện chuyên nghiệp nên hiệu quả không cao. Về lâu dài, cần có giải pháp mang tính đột phá, chuyên nghiệp hơn để xử lý triệt để tình trạng này.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...