Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Những khó khăn phải vượt qua

07:14 - 12/09/2024

Từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học thông qua việc đẩy mạnh phong trào dạy và học tiếng Anh tại những cơ sở giáo dục được cho phép thí điểm là bắt kịp với xu hướng thế giới nhưng cũng đối diện nhiều thách thức phải vượt qua.

Các cơ sở để thực hiện đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ở góc độ pháp lý, đây là một trong những quyết sách trong việc thực hiện đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế với những văn bản cụ thể. Chẳng hạn như Điều 11 luật Giáo dục đã giao Chính phủ quy định việc dạy học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục; Quyết định số 72/2014/QĐ-Ttg ngày 17.12.2014 cũng đã cụ thể học về việc dạy và học tiếng nước ngoài trong nhà trường; Kết luận số 91-KT/TW ngày 12.8.2024 của Bộ Chính Trị mang tính đột phá trong việc dạy và học tiếng Anh với những nội dung trọng tâm : "Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học...".

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Những khó khăn phải vượt qua

Học sinh TP.HCM trong một giờ học tiếng Anh

ẢNH: NHẬT THỊNH

Ở góc độ chuyên môn, với quy định chuẩn tiếng Anh của giáo viên đang giảng dạy bộ môn theo từng cấp học theo Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25.2. 2014, Bộ GD-ĐT đã từng bước nâng chất trình độ kiến thức và kỹ năng của người thầy để làm nền tảng trong những hoạt động sư phạm liên quan đến ngoại ngữ này. Ngay ở bậc mẫu giáo đã có chương trình làm quen với tiếng Anh theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT. Theo Chương trình GDPT 2018, tiếng Anh được giảng dạy ngay từ lớp 3 là một bước tiếp nối của chương trình tiếng Anh thí điểm trước đây.

Tại những thành phố lớn như TP.HCM chẳng hạn đã có những đề án dạy toán, khoa học bằng tiếng Anh. Ở những cơ sở giáo dục trong nhiều tỉnh, thành với chủ trương xã hội hóa trong việc dạy tiếng Anh thì việc học sinh được học tiếng Anh với người nước ngoài chẳng còn xa lạ với công chúng.

Trong những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh ngày càng được quan tâm không chỉ với những cơ sở giáo dục mà lan tỏa tính tích cực đến với phụ huynh bởi đơn giản họ hiểu rằng ngôn ngữ này sẽ trở thành một công cụ trong tương lai chứ không chỉ là một môn học đơn thuần.

Giáo viên không đơn thuần chỉ biết tiếng Anh

Đưa tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường bắt đầu chắc chắn không dễ dàng. Tuy nhiên, không phải là không khả thi bởi những nền tảng pháp lý, hiệu quả thực tế cùng với sự đầu tư về chuyên môn và cơ sở vật chất.

Hình thành nên đội ngũ giáo viên cốt cán là một việc rất quan trọng để tạo nguồn và làm nền tảng trong những năm học tiếp theo. Việc chọn giáo viên cốt cán thực hiện theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT nhưng cần chú trọng đến tính hiệu quả nhiều hơn hay nói một cách khác là những giáo viên này phải hiểu tiếng Anh chứ không đơn thuần là biết tiếng Anh. Những giáo viên phải có kiến thức chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng và vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao nơi bộ môn mình phụ trách bởi vì hơn ai hết họ phải tạo được niềm tin trong mắt đồng nghiệp qua hiệu quả công việc ngay vị trí việc làm của mình trước khi làm công tác tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên theo quy định của Thông tư 20.

Thay đổi cách kiểm tra đánh giá theo hướng thiên về kỹ năng thay vì chỉ tập trung vào kiến thức ngôn ngữ để học sinh nhận thấy được hiệu quả của chương trình mà cơ bản nhất là nghe và nói được tiếng Anh theo năng lực của mình. Xây dựng môi trường, phong trào học tiếng Anh gắn với những hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đó là những việc cần để tạo một bước đột phá trong công tác chuyên môn của việc dạy và học tiếng Anh.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Những khó khăn phải vượt qua

Xây dựng môi trường, phong trào học tiếng Anh gắn với những hoạt động giáo dục trong nhà trường

ảnh: nhật thịnh

Chủ trương đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình tiểu học cũng không nằm ngoài dự tính này.

Việc xây dựng những chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng xu thế, đón đầu tương lai là cần thiết. Chắc hẳn khi bắt đầu thực hiện sẽ gặp những khó khăn và những rào cản vô hình nhưng nên kiên nhẫn để theo dõi và lắng nghe dư luận. Từ đó có những định hướng và điều chỉnh thích hợp để những ý tưởng chiến lược có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế và trang bị cho học sinh từ sớm về khả năng tư duy, tiếp cận và khai thác cái mới. Đó mới là cách phát triển bền vững.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...