Nhật Bản và cơ quan quản lý vũ trụ JAXA đã tạo ra một bước đột phá mới để truyền năng lượng từ không gian xuống trái đất đến gần hơn với thực tế.
Báo cáo đến từ Nikkei cho biết mối quan hệ đối tác công-tư nói trên đang đặt mục tiêu để truyền năng lượng mặt trời từ không gian xuống Trái đất vào đầu năm 2025. Dự án do Naoki Shinohara, giáo sư Đại học Kyoto – người đã nghiên cứu về năng lượng mặt trời trong không gian từ năm 2009 – dẫn đầu sẽ cố gắng triển khai một loạt vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo. Sau đó, chúng sẽ cố gắng truyền năng lượng mặt trời mà các mảng thu chuyển tới các trạm tiếp nhận trên mặt đất cách đó hàng trăm dặm.
Sử dụng các tấm pin mặt trời quỹ đạo và vi sóng để gửi năng lượng đến Trái đất lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1968. Kể từ đó, một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc và Mỹ, đã dành thời gian và tiền bạc để theo đuổi ý tưởng này. Công nghệ này rất hấp dẫn vì các mảng năng lượng mặt trời quỹ đạo đại diện cho nguồn cung cấp năng lượng tái tạo tiềm năng không giới hạn. Trong không gian, các tấm pin mặt trời có thể thu năng lượng bất kể thời gian nào trong ngày và bằng cách sử dụng vi sóng để truyền năng lượng mà chúng tạo ra, các đám mây cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Tuy nhiên, ngay cả khi Nhật Bản triển khai thành công một tập hợp các mảng năng lượng mặt trời trên quỹ đạo thì công nghệ này vẫn gần với khoa học viễn tưởng hơn là thực tế. Đó là bởi vì việc sản xuất một mảng có thể tạo ra 1 gigawatt điện – bằng sản lượng của một lò phản ứng hạt nhân – sẽ tiêu tốn khoảng 7 tỷ USD với các công nghệ hiện có./.
Nguồn: vov.vn
Đang gửi...