Tội phạm ngân hàng: Những 'ông trùm' một thời khuynh đảo

13:15 - 18/06/2024

Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 là giai đoạn bùng nổ các 'đại án' ngân hàng, hàng loạt 'đại gia' liên quan đến ngân hàng lần lượt bị bắt, đưa ra xét xử.

Trong đó, không thể không kể đến các "đại gia" gắn liền với "đại án" ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), Trần Phương Bình, Hà Văn Thắm; sai phạm tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) thời Phạm Công Danh; sai phạm tại Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) thời Hứa Thị Phấn…

Đại gia "nhảy sân", làm chủ ngân hàng

Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là "bầu Kiên", sinh năm 1964 tại TP.Hà Nội. Trước khi tham gia sáng lập ACB vào năm 1994, ông làm việc tại Tổng công ty Dệt - May. Ông Nguyễn Đức Kiên cũng là doanh nhân tiên phong trong việc đầu tư vào bóng đá, đã sáng lập CLB Hà Nội ACB; đồng thời, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc. Nguyễn Đức Kiên từng là Chủ tịch của Công ty liên doanh dầu nhờn Caltex, Phó chủ tịch của Công ty liên doanh KFC Việt Nam...

Tội phạm ngân hàng: Những 'ông trùm' một thời khuynh đảo

Bầu Kiên bị xét xử giai đoạn 2013 - 2014

THANH NIÊN

Năm 2012, giới tài chính - ngân hàng chấn động khi bầu Kiên bị bắt vì đã sử dụng ACB làm công cụ phạm tội, để chiếm đoạt tiền và gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng cho ACB.

Bầu Kiên thành lập nhiều công ty "sân sau" và bằng ảnh hưởng của mình chỉ đạo ACB cho các công ty này vay tiền thông qua hình thức mua trái phiếu. Bầu Kiên dùng tiền bán trái phiếu và tiền vay được mua cổ phiếu của các ngân hàng khác… Sau đó, bầu Kiên lại chỉ đạo đem cổ phiếu mua được thế chấp ngân hàng khác nữa để tiếp tục vay tiền.

Cứ như vậy, ông Nguyễn Đức Kiên đã đầu tư chéo, tạo vốn ảo, rút vốn thật ngân hàng này đầu tư vào ngân hàng khác và ngược lại, tạo nên quan hệ chằng chịt trong các ngân hàng mà ông Kiên thao túng.

Năm 2014, bầu Kiên bị tuyên 30 năm tù với 4 tội danh: kinh doanh trái phép, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

Hay như ông Trầm Bê, 65 tuổi, quê Trà Vinh, lập nghiệp tại TP.HCM. Là một đại gia giàu có nhưng cái tên Trầm Bê chỉ trở nên nổi tiếng sau thương vụ thâu tóm Sacombank vào năm 2011 và sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Sacombank năm 2015.

Tháng 8.2017, ông Trầm Bê bị bắt và sau đó ông phải chấp hành 7 năm tù cho 2 bản án hình sự. Trong vụ Phạm Công Danh, ông Trầm Bê bị tuyên phạt 4 năm tù vì “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, giúp sức Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng. Còn trong vụ án Dương Thanh Cường (nguyên Tổng giám đốc Công ty CP thương mại và xây dựng Bình Phát; nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH sản xuất xây dựng và thương mại Thanh Phát), ông Trầm Bê bị tuyên án 3 năm tù về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” giai đoạn xảy ra tại Ngân hàng TMCP Phương Nam, gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 500 tỉ đồng.

Ở cả 2 vụ án trên, ông Trầm Bê đều bị cáo buộc bỏ qua các quy định cho vay tại ngân hàng, giải ngân cho vay trước, sau đó làm thủ tục cho vay không đúng quy định, dẫn đến gây thiệt hại cho ngân hàng.

Năm 2022, ông Trầm Bê đã chấp hành xong các bản án.

Lũng đoạn ngân hàng

Hay như đại gia Phạm Công Danh (59 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT VNCB) đang thi hành bản án 30 năm tù vì gây thiệt hại cho VNCB (tiền thân là Trustbank) khoảng 18.000 tỉ đồng.

Trước khi tham gia vào hệ thống ngân hàng, tài chính, ông Phạm Công Danh được biết đến là người giàu có tại Quảng Ngãi và là Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh.

Tiền thân của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh là hãng gạch Bông Sơn, hoạt động từ năm 1964. Hãng gạch Bông Hương Sơn không chỉ nổi tiếng tại Quảng Ngãi mà còn mở rộng ra các tỉnh miền Trung và các tỉnh thành khác từ trước năm 1975.

Tội phạm ngân hàng: Những 'ông trùm' một thời khuynh đảo

Từ đại gia ngàn tỉ đồng đa lĩnh vực trang trí nội thất, bất động sản, khách sạn... Phạm Công Danh lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng và gây thiệt hại cho VNCB hàng chục ngàn tỉ đồng

THANH NIÊN

Giàu có ở các lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản, trang trí nội thất..., với tham vọng đầu tư thêm vào lĩnh vực ngân hàng, ông Danh đã tham gia tái cơ cấu Trustbank để trở thành Chủ tịch HĐQT VNCB. Nhưng cũng từ đó, ông từng bước thao túng, gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 18.000 tỉ đồng, để rồi vướng tù tội.

Ông Phạm Công Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Hậu quả là bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, khi 29 doanh nghiệp không thể trả nợ, gây thiệt hại trên 6.126 tỉ đồng.

Ngoài ra, Phạm Công Danh còn chỉ đạo cấp dưới thông qua 14 công ty, dùng hồ sơ khống, nâng giá trị tài sản thế chấp để rút khoảng 5.000 tỉ đồng tiền vay của VNCB.

Trước khi Phạm Công Danh quyết định mua lại VNCB thì ai cũng biết tiền thân của VNCB là Trustbank - 1 ngân hàng “xác chết”, bởi số liệu của Ngân hàng Nhà nước thể hiện Trustbank bị âm đến 2.854 tỉ đồng, lỗ lũy kế 6.061 tỉ đồng. 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Báo Thù: Bí mật đằng sau những âm mưu và tội ác chồng chất

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...