Được hoãn đi tù vì con nhỏ vẫn tiếp tục lừa đảo, kéo chồng vào lao lý

15:08 - 13/04/2023

Được hoãn đi tù vì đang nuôi con nhỏ, nữ bị cáo tiếp tục thực hiện hàng loạt phi vụ lừa đảo, thậm chí kéo cả chồng vào vòng lao lý.

Ngày 12.4, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt bị cáo Ngô Hoàng Lan (46 tuổi, trú tại Bắc Giang) 24 năm tù về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Cộng với bản án 20 năm tù trong một vụ án khác, tổng mức án nữ bị cáo phải chấp hành là 30 năm tù (án tù có thời gian tối đa theo quy định là 30 năm).

Liên quan đến vụ án, Nguyễn Văn Mạnh, chồng bị cáo Lan, bị phạt 2 năm tù, nhưng cho hưởng án treo, về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Được hoãn đi tù vì con nhỏ vẫn tiếp tục lừa đảo, kéo chồng vào lao lý

Bị cáo Ngô Hoàng Lan tại tòa

Lãnh án 20 năm tù vẫn tiếp tục lừa đảo

Theo cáo trạng, bị cáo Lan vốn là lao động tự do, không công tác trong ngành quân đội, cũng không có chức năng tuyển sinh, ký hợp đồng giao hàng với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy vậy, bị cáo giả danh có chồng là cán bộ cao cấp trong quân đội, có khả năng xin việc, “chạy” điểm thi vào các trường đại học và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang…, từ đó lừa đảo tiền của nhiều người.

Tháng 2.2018, bị cáo Lan bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng do bị cáo đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên được hoãn thi hành án. Trong thời gian này, bị cáo Lan tiếp tục dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt thêm 5,3 tỉ đồng của nhiều bị hại khác.

Điển hình, giữa năm 2016, ông M. (trú tại Bắc Giang) có con thi trượt Học viện Cảnh sát nhân dân và muốn xin vào học tại Học viện Quân y. Thấy bị cáo Lan giới thiệu là đại úy, đang làm kế toán tại Bệnh viện 108 và có chồng làm ở Bộ Quốc phòng, ông M. tin tưởng nên nhờ giúp đỡ.

Bị cáo Lan “nổ” rằng có thể xin con ông M. vào Học viện Quân y mà không cần thi tuyển, với mức giá 450 triệu đồng. Nhận tiền từ ông M., bị cáo Lan khất hẹn nhiều lần. Đến tháng 2.2020, bị cáo lên mạng internet thuê làm giả quyết định nhập học có chữ ký của lãnh đạo Cục Quân lực, Bộ Quốc phòng, rồi gửi cho ông M.

Một thời gian sau, ông M. phát hiện các giấy tờ là giả nên yêu cầu trả lại tiền. Mãi đến tháng 11.2020, Lan mới trả được 50 triệu đồng, do đó ông M. làm đơn tố giác gửi cơ quan công an.

Tương tự, năm 2018, với thủ đoạn trên, bị cáo Lan lừa 390 triệu đồng của một người cùng quê với thủ đoạn xin cho con người này vào học tại trường quân đội.

Thuê người đóng giả cán bộ cấp cao

Một vụ khác vào năm 2020, bị cáo Lan làm quen với chị T. (trú tại Hà Nội), giới thiệu quen biết quan chức lớn ở Bộ Quốc phòng, có mối nhận và ký hợp đồng cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị quân đội. Mỗi hợp đồng sẽ có lợi nhuận từ 10 – 20%, kéo dài 3 năm.

Để tạo lòng tin, bị cáo Lan cung cấp các hợp đồng cung cấp thịt, gạo, dầu ăn… cho nhiều đơn vị quân đội với giá trị hàng trăm đồng, rồi đề nghị chị T. đưa tiền cho mình đi quan hệ, “chốt” mối làm ăn.

Tưởng là thật, chị T. rủ thêm 8 khác góp vốn, nhiều lần chuyển cho Lan tổng hơn 4,4 tỉ đồng, nhưng mãi không thấy hợp đồng làm ăn đâu.

Nhằm “câu giờ”, bị cáo Lan thuê làm giả các giấy tờ, thông báo của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng; thuê người đóng giả cán bộ Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đến gặp để chị T., khiến nạn nhân tin tưởng và tiếp tục chờ đợi.

Đặc biệt, vì lo sợ bị phát giác, bị cáo Lan thuê làm giả 8 giấy tờ, gồm: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, đăng ký ô tô rồi bảo chồng là Nguyễn Văn Mạnh đưa 2 đăng ký giả của 2 xe ô tô cho chị T. làm tin.

Đến tháng 2.2021, phát hiện bị lừa, chị T. và nhóm người góp vốn cùng làm đơn tố giác đối với Lan. Bị cáo Lan cùng chồng đưa con nhỏ đi trốn.

Tháng 5.2021, bị cáo Lan bị cơ quan thi hành án hình sự Công an H.Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, áp giải đi thi hành bản án 20 năm tù.

Tại tòa, bị cáo Lan thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, cho biết 2 vụ lừa đảo đầu tiên chỉ thực hiện khi sống một mình. Sau đó, bị cáo sinh con nên chồng về ở cùng. Bị cáo Lan khai chồng không biết, không tham gia việc lừa đảo, làm giả giấy tờ. Toàn bộ tiền chiếm đoạt được, bị cáo Lan đã ăn tiêu cá nhân và trả nợ hết.

Trong khi đó, bị cáo Mạnh cho hay từng phản đối vợ đi trốn, nhưng do có con nhỏ nên đành chiều theo. Bị cáo Mạnh bị cáo buộc 2 lần dùng chứng minh nhân dân giả, giúp vợ thuê nhà trọ lẩn trốn, dù vậy không biết và không tham gia việc lừa đảo.

Liên quan đến vụ án, cơ quan chức năng xác định các quyết định nhập học, chứng minh quân đội đứng tên Lan và các thông báo đóng dấu Cục Kinh tế, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng… được sử dụng để phạm tội đều là giả.

Do chưa xác định được lai lịch những người bị cáo Lan thuê làm giả giấy tờ, cơ quan điều tra đã tách hồ sơ để xác minh, xử lý sau.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...