Công chức, viên chức có được làm YouTuber, TikToker?

17:38 - 09/12/2024

Theo luật sư, cán bộ công chức, viên chức có thể làm YouTuber hoặc TikToker nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật và các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Tôi là giáo viên, ở Q.4, TP.HCM. Tôi muốn hỏi, ngoài giờ hành chính, tôi đang quản lý và xây dựng nội dung trên nền tảng YouTube và TikTok về làm đẹp. 

Theo quy định, cán bộ công chức, viên chức có được làm YouTuber, TikToker không?

Bạn đọc Ngọc Thúy (ở TP.HCM)

Luật sư tư vấn

Luật sư Lê Viết Kỳ (Văn phòng luật sư Liên Phương, Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo quy định tại điều 18, điều 19 luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ và những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước; thì cán bộ, công chức không được làm những việc như:

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
  • Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định pháp luật.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
  • Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
  • Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của luật Phòng, chống tham nhũng, luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Công chức, viên chức có được làm YouTuber, TikToker?

Luật sư Lê Viết Kỳ (Văn phòng luật sư Liên Phương, Đoàn luật sư TP.HCM)

ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Còn theo quy định tại khoản 2 điều 20 luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

  • Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
  • Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
  • Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
  • Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của luật Cán bộ, công chức, luật Viên chức, luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

Có thể làm YouTuber hoặc TikToker nhưng cần tuân thủ quy định pháp luật

Theo luật sư Lê Viết Kỳ, từ những phân tích trên, cán bộ công chức, viên chức có thể làm YouTuber hoặc TikToker nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật và các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Cần lưu ý một số điểm như:

  • Tuân thủ pháp luật và đạo đức công vụ: Nội dung đăng tải trên TikTok, YouTube phải tuân thủ luật An ninh mạng, luật Báo chí, luật Bản quyền và các quy định khác, tránh thông tin sai lệch, gây tranh cãi hoặc làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân và tổ chức.
  • Không xung đột lợi ích: Nếu các hoạt động trên nền tảng TikTok hoặc YouTube mang lại thu nhập (ví dụ: quảng cáo, tài trợ), cần đảm bảo không vi phạm các quy định về xung đột lợi ích.
  • Không được sử dụng các thông tin nội bộ của cơ quan, tổ chức hoặc các tài liệu liên quan đến công việc để làm nội dung.
  • Tuân thủ quy định nội bộ: Một số cơ quan có thể có quy định riêng về việc sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức.

Là giáo viên có thể làm YouTuber, TikToker

Liên quan trường hợp của bạn, nếu bạn là giáo viên, bạn có thể làm YouTuber hoặc TikToker ngoài giờ hành chính, nhưng cần tuân thủ các tiêu chuẩn quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, cụ thể:

1. Phù hợp với đạo đức nghề nghiệp giáo viên

  • Nội dung phải phù hợp với hình ảnh và vai trò của một nhà giáo. Tránh các nội dung gây phản cảm, tranh cãi, hoặc không phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
  • Không sử dụng hình ảnh học sinh, tài liệu giảng dạy, hoặc các yếu tố liên quan đến công việc giảng dạy nếu chưa được sự đồng ý.
  • Không tuyên truyền nội dung phản cảm, sai sự thật, hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục.
  • Hoạt động chỉ nên thực hiện ngoài giờ hành chính, không làm ảnh hưởng đến công việc chính.

2. Tuân thủ quy định pháp luật.

  • Đảm bảo nội dung không vi phạm luật An ninh mạng, luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan.
  • Không chia sẻ thông tin sai lệch hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.

"Dù bạn là giáo viên nhưng bạn vẫn có thể trở thành một YouTuber hoặc TikToker về nội dung làm đẹp. Nếu thu nhập từ YouTube hoặc TikTok đạt mức chịu thuế, bạn cần kê khai và nộp thuế đầy đủ", luật sư tư vấn.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...