Cảnh vệ là gì, làm những nhiệm vụ nào?

11:31 - 02/01/2025

Theo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cảnh vệ 2024, mỗi đối tượng cảnh vệ sẽ có chế độ và biện pháp cảnh vệ khác nhau.

Từ ngày 1.1.2025, luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cảnh vệ 2024 sẽ có hiệu lực thi hành.

Trong đó, điều 10 luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cảnh vệ 2024 nêu rõ các đối tượng được cảnh vệ, gồm: Người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; các khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng.

Cảnh vệ là gì, làm những nhiệm vụ nào?

Lực lượng cảnh vệ trong một lần diễn tập

ẢNH: TTXVN

Theo đó, cảnh vệ là lực lượng bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ. Đồng thời, lực lượng cảnh vệ là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

Bên cạnh đó, cảnh vệ sẽ áp dụng các phương pháp, cách thức mà lực lượng cảnh vệ được áp dụng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi của con người và các yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

Cảnh vệ thực thi nhiệm vụ như thế nào?

Theo quy định, tùy đối tượng cảnh vệ mà lực lượng cảnh vệ có biện pháp phù hợp được luật cho phép.

Chẳng hạn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ có chế độ cảnh vệ là: được bảo vệ tiếp cận, được bảo vệ nơi ở, được bảo vệ nơi làm việc, được bảo vệ địa điểm hoạt động; được bảo đảm an ninh, an toàn về đồ dùng, vật phẩm, thức ăn, nước uống, phương tiện đi lại; được bố trí xe CSGT dẫn đường khi đi công tác bằng ô tô, được bố trí toa riêng khi đi công tác bằng tàu hỏa, được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ khi đi công tác bằng tàu bay, được sử dụng tàu riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ khi đi công tác bằng tàu thủy.

Vì vậy, khi thực thi nhiệm vụ, cảnh vệ sẽ áp dụng các biên pháp cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

Cụ thể, theo điều 11a, thì biện pháp cảnh vệ đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, là:

  • Bảo vệ tiếp cận. Tức biện pháp cảnh vệ do sĩ quan cảnh vệ đảm nhiệm, được tiến hành thường xuyên, trực tiếp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống
  • Vũ trang tuần tra, canh gác nơi ở, nơi làm việc, địa điểm hoạt động
  • Kiểm tra an ninh, an toàn nơi ở, nơi làm việc, địa điểm hoạt động, đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại
  • Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng
  • Tổ chức khảo sát, nắm tình hình để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ
  • Sử dụng thẻ, phù hiệu
  • Biện pháp khoa học và công nghệ, sử dụng phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
  • Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của luật An ninh quốc gia và luật Công an nhân dân.

Ngoài ra, cũng theo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cảnh vệ 2024, mỗi đối tượng cảnh vệ sẽ có chế độ cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ khác nhau. Vì vậy, lực lượng cảnh vệ tùy vào đối tượng cảnh vệ sẽ có biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...