Đó là ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM, các sở ngành và người đứng đầu chính quyền TP.HCM tại phiên họp tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, diễn ra mới đây.

TP.HCM: Cần hoàn thuế nhanh, hỗ trợ xuất khẩu để doanh nghiệp quay trở lại

 

Ông Lê Mạnh – Chủ tịch HĐQT Công ty Leglor: theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế: “doanh nghiệp chỉ truy xuất đến người phát sinh thuế. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan thuế đang yêu cầu truy xuất đến người trồng rừng (từ F1, F2… Fn), là ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp.

 

Cần hoàn thuế nhanh cho doanh nghiệp…

Theo ông Lê Mạnh – Chủ tịch HĐQT Công ty Leglor cho rằng, việc cơ quan thuế đưa ra các biện pháp quản lý hành chính theo ngành dọc với những cụm từ chung chung, như: “rủi ro cao” đối với doanh nghiệp trong việc hoàn thuế GTGT dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để tái sản xuất, vận hành doanh nghiệp và trả lương cho người lao động là hết sức nguy hiểm trong thời điểm hiện tại.

Cũng theo ông Mạnh, nguyên nhân tác động chủ yếu xuất phát từ yếu tố chủ quan, trong đó nổi cộm là: nhiều thủ tục hành chính còn chồng chéo nhau, chưa được cải thiện rõ rệt, mặc dù Luật thuế đã quy định rất rõ ràng. Bên cạnh đó, tâm lý chung là e ngại, sợ sai của cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan quản lý, chưa kể một bộ phận cán bộ, công chức cũng đang có biểu hiện, gây khó dễ cho doanh nghiệp, cản trở trong quá trình cải cách hành chính.

“Việc ngành thuế dựa vào những lý do “rủi ro cao” để “ngâm” tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng suốt 2 năm qua, nhưng không có thông báo cụ thể ngày hoàn thuế và không có chế tài nào để xử lý cho việc chậm trễ này là bất cập, không “sòng phẳng”, không phù hợp với tình hình thực tế. Chưa kể, những doanh nghiệp xuất khẩu đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước, đảm bảo cán cân thương mại, mà doanh nghiệp còn có nhiệm rất vụ lớn trong việc đưa sản phẩm hàng hoá của bà con nông dân nói riêng và Việt Nam nói chung ra thế giới, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Mạnh nói.

Theo ông Mạnh, mới đây, sau khi có Công điện 470/CĐ-TTg, Cục thuế TP.HCM đã mời một số doanh nghiệp lên để đối thoại nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả.

“Mấu chốt của vấn đề là ngành thuế không giải quyết được 3 vướng mắc do chính ngành thuế đưa ra trong việc hoàn thuế đó là: Xác minh  nguồn gốc nguồn hàng (  F1, F2 … Fn ); Chứng từ thanh toán tiền hàng xuất khẩu phải phải thể hiện số hiệu tài khoản của người trả tiền; Xác minh khách hàng nước ngoài mua  hàng của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”, ông Mạnh nêu.

Theo ông Mạnh, theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế: “doanh nghiệp chỉ truy xuất đến người phát sinh thuế. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan thuế đang yêu cầu truy xuất đến người trồng rừng nên mất rất nhiều thời gian là ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp. Mặt khác, các Chi cục Thuế địa phương cũng không có chức năng, quyền hạn đi xác minh việc này, mà phải nhờ đến đơn vị thứ 3 mà ở đây là cơ quan công an thì không biết đến bao giờ mới có thể hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế đặc thù

Đáng chú ý, nêu một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tại hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm về tình hình kinh tế – xã hội, bà Lê Thị Huỳnh Mai – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, cho rằng để tận dụng cơ hội, TP.HCM cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, đó là: “tập trung hoàn thiện, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM góp phần khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của TP.HCM”.

Bởi, theo bà Mai, trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi, thị trường bất động sản, thị trường tài chính chậm cải thiện đã tác động trực tiếp làm sản xuất công nghiệp trong nước nói chung và của TPHCM bị ảnh hưởng. Trong đó, đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Ngoài ra, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế vẫn khó khăn.

TP.HCM: Cần hoàn thuế nhanh, hỗ trợ xuất khẩu để doanh nghiệp quay trở lại

 

Bà Lê Thị Huỳnh Mai – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM: đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Ngoài ra, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế vẫn khó khăn.

 

Do đó, bà Mai đề nghị TP cần tập trung rà soát, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền trên các lĩnh vực, như: cải cách hành chính, thủ tục hành chính, hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp; Triển khai chương trình kích cầu đầu tư TPHCM, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các giải pháp kích cầu thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế… Ngoài ra, TPHCM mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; khuyến khích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm sản xuất xanh, tuần hoàn. Cùng với đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.

Đơn giản thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp.

Nhìn nhận và đánh giá tình hình kinh tế của TP trong 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, cho rằng TP.HCM cần nỗ lực hơn, hợp sức để vượt qua khó khăn này, chuyển hóa quyết tâm thành giải pháp cụ thể, tạo thành sự phát triển của TP.HCM.

Cũng theo ông Mãi, từ mức 0,7% của quí đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GRDP) trong quí 2 đã tăng lên 5,87%, đưa kinh tế thành phố trong nửa đầu năm nay ước tăng 3,55% so với cùng kỳ năm ngoái. Người đứng đầu chính quyền thành phố dự báo tình hình 6 tháng cuối năm tiếp tục cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, TP.HCM phải tập trung các biện pháp thúc đẩy cho các trụ cột tăng trưởng. Trong đó, phải tập trung hơn nữa để thúc đẩy đầu tư công.

“Thành phố cũng đang lên kế hoạch chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu chi phí hàng tồn kho, củng cố thị trường, cũng như tăng kích cầu bằng cách kéo dài tháng khuyến mãi từ 1 tháng lên 3 tháng. Do đó, yêu cầu cơ quan thuế triển khai thủ tục hoàn thuế nhanh và đơn giản hơn cho doanh nghiệp”, ông Mãi nhấn mạnh.

TP.HCM: Cần hoàn thuế nhanh, hỗ trợ xuất khẩu để doanh nghiệp quay trở lại

 

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: “Hiện Thành phố cũng đang lên kế hoạch chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu chi phí hàng tồn kho, củng cố thị trường, cũng như tăng kích cầu bằng cách kéo dài tháng khuyến mãi từ 1 tháng lên 3 tháng. Do đó, yêu cầu cơ quan thuế triển khai thủ tục hoàn thuế nhanh và đơn giản hơn cho doanh nghiệp”.

 

Song song đó, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng yêu cầu các đơn vị phải tập trung hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường; hỗ trợ cho doanh nghiệp thành phố trở lại thị trường trong tư thế tốt hơn; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nhà nước; các dự án bất động sản…

Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, đánh giá đôn đốc Tổng cục Thuế thực hiện ngay, không chậm trễ, hướng dẫn các hồ sơ xem xét xin hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp (hoàn thành trước ngày 28 tháng 5 năm 2023).