Nội dung trên được nêu tại Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024 của Chính phủ ban hành quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức gồm: Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng và mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia.

Trong đó, mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định này.

Điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp theo cơ chế DPPA

Cũng theo doanh nghiệp này, mặc dù điều kiện về khách hàng lớn đã giảm xuống mức 200,000 kWh/tháng nhưng không phải khách nào cũng đạt được mức tiêu thụ nên khó đáp ứng được điều kiện tham gia DPPA.

Còn mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu.

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

Để mua bán qua đường dây riêng, đơn vị phát năng lượng tái tạo và khách hàng hàng lớn sẽ ký hợp đồng mua bán với điều kiện, mức giá do hai bên thỏa thuận. Với phần điện dư thừa, bên phát điện có thể bán lại cho EVN qua hợp đồng mua bán, quy định về công suất, sản lượng, giá.

Còn bên mua điện, ngoài mua trực tiếp từ bên phát năng lượng tái tạo, họ được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, hoặc đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực.

Cũng theo Nghị định, dự án điện gió, mặt trời muốn tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới quốc gia phải có công suất trên 10 MW.

Trong cả hai trường hợp, bên mua là tổ chức, cá nhân dùng điện sản xuất từ cấp điện áp 22 kV trở lên, lượng tiêu thụ bình quân hàng tháng từ 200.000 kWh. Mức này thấp hơn so với mức 500.000 kWh được đưa ra tại các bản dự thảo trước đó.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện một khách hàng sử dụng điện lớn cho biết, cơ chế DPPA được ban hành là cơ sở quan trọng thúc đẩy thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong thời gian tới và mở ra thời kỳ cho người sử dụng điện được quyết định hình thức mua điện cho mô hình doanh nghiệp của mình.

Cũng theo doanh nghiệp này, mặc dù điều kiện về khách hàng lớn đã giảm xuống mức 200,000 kWh/tháng nhưng không phải khách nào cũng đạt được mức tiêu thụ nên khó đáp ứng được điều kiện tham gia DPPA.

Bên cạnh đó, quy định này vẫn yêu cầu phải phù hợp với Quy hoạch điện và Quy hoạch tỉnh, mà hiện nay nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa có quy hoạch phân bổ chi tiết tổng công suất đã được phân bổ cho địa phương theo Quyết định 262/QĐ- Ttg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 01 tháng 4 năm 2024, phê duyệt Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nên rất khó để đáp ứng điều kiện đưa ra.

Trong khi đó đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp, kinh tế, chế xuất phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện, có sản lượng mua từ 200.000 kWh một tháng trở lên, đấu nối cấp điện áp từ 22 kV.

Do đó doanh nghiệp mong muốn điều kiện áp dụng cho mua bán theo Quyết định DPPA được điều chỉnh phù hợp hơn nữa để các doanh nghiệp trong và ngoài nước sớm được tham gia vào thị trường điện cạnh tranh này.

Trước đó góp ý cho Cơ chế DPPA trên, một số chuyên gia năng lượng tái tạo cho biết nội dung dự thảo DPPA này nếu áp dụng khả năng chỉ dùng được phương án mua qua đường dây riêng.  Phương án mua qua thị trường sẽ khó thực hiện được, bởi còn chờ chính sách giá truyền tải, phí quản lý hệ thống, vận hành, điều độ và vấn đề thuế VAT cho giao dịch…