Đà Nẵng đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

10:00 - 09/08/2024

Dù kinh tế đã có phần phục hồi, Đà Nẵng đã triển khai nhiều phương án hỗ trợ tuy nhiên hiện nay số lượng doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động tại địa phương này vẫn có chiều hướng tăng.

Theo ghi nhận, vì ảnh hưởng bởi tình hình chung, kinh tế TP. Đà Nẵng dù có tăng trưởng nhưng chưa thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn. Theo các báo cáo của địa phương, vốn đầu tư phát triển, kinh doanh bất động sản, hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu... suy giảm mạnh đã và đang tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư của một số ngành nghề, lĩnh vực liên quan trên địa bàn.

Cho đến nay, số doanh nghiệp giải thể, chờ làm thủ tục giải thể, tạm ngừng hoạt động và rời khỏi thị trường đều tăng so với cùng kỳ cho thấy sự khó khăn chung của thành phố và hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian qua.

Đà Nẵng đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

Các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, số liệu của Cục Thống kê Đà Nẵng cho thấy 7 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 15/7/2024), Đà Nẵng đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 2.288 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.883,5 tỷ đồng; giảm 5,1% về số doanh nghiệp và giảm 31,4% về số vốn so với cùng kỳ 2023. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng vẫn tăng 12% so với cùng kỳ (3.497 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc năm 2024 so với 3.124 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc năm 2023). Từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 437 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2023 (tương đương 370 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc).

Báo cáo tại kỳ họp thứ 19 mới đây, đại diện Đoàn giám sát thuộc HĐND TP. Đà Nẵng cho hay qua báo cáo của UBND thành phố, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng đã và đang triển khai 38 chính sách do Trung ương ban hành và 18 chính sách do địa phương (HĐND, UBND thành phố) ban hành. Với các chính sách của Trung ương được chia 07 nhóm chính sách và đã có 23/38 chính sách đã hết hiệu lực thi hành, còn 15 chính sách đang triển khai thực hiện.

Cụ thể, có các nhóm chính sách tín dụng (gồm 04 chính sách, trong đó có 01 chính sách hết hiệu lực thi hành): Nhóm chính sách về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất (gồm 18 chính sách, trong đó có 16 chính sách hết hiệu lực thi hành); Nhóm chính sách về gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất (gồm 06 chính sách đều đã hết hiệu lực thi hành); Nhóm chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch (gồm 05 chính sách đang triển khai thực hiện);Nhóm chính sách ưu đãi đối với Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao Đà Nẵng (gồm 01 chính sách đang triển khai thực hiện),....

Đà Nẵng đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

Đà Nẵng đang giám sát tất cả các chính sách để tìm ra tồn tại, tìm phương án đưa chính sách hỗ trợ đến gần hơn với doanh nghiệp.

Với Đà Nẵng, địa phương này có các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng; Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển; Chính sách hỗ trợ giảm tiền sử dụng hạ tầng năm 2021 cho doanh nghiệp thuê đất bên trong Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp; Chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giảm giá thuê văn phòng tại khu công viên phần mềm Đà Nẵng,...

Báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng cho thấy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua đã giải quyết một phần khó khăn trước mắt của doanh nghiệp, tạo nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và tăng thêm động lực, “sức đề kháng” để doanh nghiệp phát triển. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Về số liệu cụ thể, đối với chính sách của Trung ương, tính từ năm 2021 đến nay, thành phố đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn cho người nộp thuế với tổng số tiền là 11.775 tỷ đồng. Trong đó miễn, giảm là 7.956 tỷ đồng, gia hạn 3.819 tỷ đồng .

Thực hiện công tác thu hút đầu tư theo Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng, UBND thành phố đã chủ động triển khai thực hiện chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư được 25 dự án. Trong đó, 9 dự án đầu tư FDI với vốn đầu tư 661,6 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư 7.060,2 tỷ đồng… Lũy kế tổng giá trị nợ (gốc và lãi) đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (từ ngày 24/4/2023 đến 31/12/2023) là 5.631,37 tỷ đồng, với 565 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Đối với các chính sách đặc thù của địa phương, qua báo cáo của UBND thành phố, từ năm 2021 đến nay, UBND thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách là khá lớn, ước thực hiện khoảng hơn 300 tỷ đồng.

Trả lời phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Trần Chí Cường – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay địa phương đã có đánh giá nhìn nhận về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua. Theo ông Cường, TP. Đà Nẵng đã “đi trước một bước” là HĐND đã triển khai giám sát chuyên đề về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

“Không chỉ là vốn vay, kể cả là các chính sách về hỗ trợ đổi mới công nghệ, các chính sách khác có liên quan và các chính sách chuyên sâu hơn về đảm bảo đầu ra sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu,... Đà Nẵng đang giám sát tất cả để tìm ra tồn tại, dù chính sách nhiều nhưng không đúng điểm rơi thì doanh nghiệp rất khó để tiếp cận, nên địa phương sẽ tiếp tục rà soát lại để đưa ra phương án cụ thể hơn”, ông Trần Chí Cương cho hay.

Theo ông Cường, các tồn tại đã được nêu ra tại báo cáo của Đoàn giám sát HĐND thành phố. Trong đó bao gồm vấn đề về công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục và chưa có cơ quan làm đầu mối xâu chuỗi các chính sách để tham mưu, xử lý trong triển khai thực hiện chính sách như giải thích, hướng dẫn doanh nghiệp,... khiến hiệu quả thực thi của một số chính sách chưa cao, chưa thuận tiện trong việc tiếp cận chính sách của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhiều chính sách còn nằm rời rạc, chưa được kết nối một cách tổng thể để tạo ra chính sách hoàn chỉnh đối với từng nhóm đối tượng. Một số chính sách hỗ trợ của địa phương trùng lắp với các chính sách hỗ trợ của Trung ương gây lúng túng, khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin. Một số nội dung hỗ trợ được địa phương ban hành chưa phù hợp với thực tiễn, một số mức chi trong chính sách hỗ trợ của địa phương thấp hơn mức chi của Trung ương, vẫn còn một số nội dung hỗ trợ,... không còn phù hợp với quy định mới của Trung ương nên chưa đủ sức hấp dẫn, khuyến khích doanh nghiệp tham gia,..

Lũy kế cho đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng có 40.223 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 257.065 tỷ đồng. Đóng góp của doanh nghiệp trong tổng thu nội địa trên địa bàn thành phố năm 2021 là 13.926,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79% trong tổng thu nội địa trên địa bàn (17.683,2 tỷ đồng).

Năm 2022 thu do các doanh nghiệp đóng góp là 13.952,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 74,5% trong tổng thu nội địa trên địa bàn (18.732 tỷ đồng). Trong năm 2023, thu do các doanh nghiệp đóng góp là 13.802,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,7% trong tổng thu nội địa trên địa bàn (18.236,4 tỷ đồng).

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Tình thương của mẹ hổ: Góc nhìn mới giúp phụ huynh hiểu con hơn

 

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...