Nhìn nhận đúng vai trò của ESG

Ở Việt Nam, việc áp dụng ESG (Môi trường, Xã hội và Quản lý) không chỉ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả hoạt động mà còn thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường và góp phần vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của quốc gia.

Báo cáo Triển vọng kinh doanh 2023 của UOB khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực ASEAN và Trung Quốc cho thấy, 94% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát nhận ra được mức độ quan trọng của phát triển bền vững. Cũng trong báo cáo của UOB, Việt Nam cùng với Thái Lan được đánh giá là 2 quốc gia dẫn đầu về áp dụng tính bền vững, với 51% đã bắt đầu thực hành các hoạt động bền vững.

Chìa khoá hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững

Phát biểu tại Hội thảo “ESG - Chìa khóa cho phát triển bền vững: Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả” vừa diễn ra mới đây, TS. Trần Du Lịch – Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) khẳng định phát triển bền vững gắn liền với kinh tế tuần hoàn hiện đang là xu hướng toàn cầu, trong đó, việc thực hành bộ tiêu chí ESG ngày càng được quan tâm sâu sắc và nghiêm túc hơn bởi cộng đồng doanh nghiệp.Vì vậy, sự phối hợp giữa nhiều tổ chức nhằm đưa ra các thảo luận, ý kiến tổng hợp từ các chuyên gia là rất kịp thời và cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia ESG chiếm tỷ lệ không cao, việc tiên phong áp dụng ESG diễn ra hầu hết ở các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, chỉ có 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ động triển khai ESG và 21% không cân nhắc triển khai ESG trong 2-4 năm tới.

Doanh nghiệp Việt hiện đang gặp phải những thách thức trong tiến trình thực hiện ESG. Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam của PwC cho thấy, có 60% cho rằng, một trong những yếu tố ngăn cản doanh nghiệp cam kết ESG là do thiếu kiến thức. 70% các công ty được PwC khảo sát ‘’không có hoặc rất hạn chế báo cáo bên ngoài về tính bền vững”.

Chìa khoá hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt hiện đang gặp phải nhiều thách thức trong tiến trình thực hiện ESG (ảnh minh họa)

Theo ông Giandomenico Zappia, thành viên Ban lãnh đạo EuroCham Việt Nam, việc công bố thông tin ESG sẽ cung cấp cho các bên liên quan sự minh bạch và cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn và tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng; cho phép các doanh nghiệp để đảm bảo sự tuân thủ và nhận diện rủi ro cũng như cơ hội. Đồng thời, việc thành và báo cáo ESG cho phép quản trị rủi ro và cải thiện năng suất tốt hơn và thúc đẩy tính minh bạch thị trường và mở rộng các quyết định tài chính bền vững. Việt Nam cần thêm 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022- 2040 để làm giảm gánh nặng và thích ứng với mục tiêu, do vậy, thiết lập cơ cấu quản trị minh bạch của các doanh nghiệp sẽ cùng tạo ra nguồn lực tài chính bền vững

Ông Giandomenico Zappia cho rằng, việc không áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn cụ thể cho ESG ở Việt Nam có thể dẫn đến sự không nhất quán trong thực hành báo cáo. Qua đó kiến nghị, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra các quy định và hướng dẫn để tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy việc thực hành ESG tại Việt Nam.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, không chỉ thiếu hiểu biết về ESG, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp vẫn chưa thực hành ESG xuất phát từ cơ cấu quản trị yếu kém và thiếu quy định minh bạch. Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều quy định, chính sách, chiến lược phát triển ESG, nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa thực sự được hướng dẫn rõ ràng. Các tổ chức vẫn đang chờ hướng dẫn của Nhà nước về cách thức cụ thể thực hành ESG.

Để doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Từ góc độ thực tiễn doanh nghiệp, bà Ngô Quỳnh Anh, Phó Giám đốc điều hành Công ty Dentons LuatViet cho biết: Các doanh nghiệp đang lúng túng trong việc thực hiện tiêu chuẩn ESG đối với doanh nghiệp của mình là gì. Trong lĩnh vực của họ hoặc trong khu vực địa lý đấy thì họ cần phải áp dụng những tiêu chuẩn gì. Hiện nay chính sách pháp luật cũng chưa rõ về vấn đề này.

Đồng quan điểm, TS. Trần Du Lịch nhận định, việc quan trọng nhất hiện nay là xây dựng bộ tiêu chí phát triển bền vững đối với doanh nghiệp. Trên nền tảng bộ tiêu chí đó, từng doanh nghiệp đối chiếu và thông qua những tổ chức tư vấn giúp họ tự đánh giá lại tiêu chí, mục tiêu của mình.

Nhiều chuyên gia dự đoán, để thực hành ESG, doanh nghiệp cần có lộ trình và sự đầu tư nghiêm túc ở từng tiêu chuẩn. Rủi ro ESG hiện nay là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt khi bước vào thực hành tiêu chuẩn này.

Đồng quan điểm, TS. Trần Du Lịch nhận định, việc quan trọng nhất hiện nay là xây dựng bộ tiêu chí phát triển bền vững đối với doanh nghiệp. Trên nền tảng bộ tiêu chí đó, từng doanh nghiệp đối chiếu và thông qua những tổ chức tư vấn giúp họ tự đánh giá lại tiêu chí, mục tiêu của mình.

Nhiều chuyên gia dự đoán, để thực hành ESG, doanh nghiệp cần có lộ trình và sự đầu tư nghiêm túc ở từng tiêu chuẩn. Rủi ro ESG hiện nay là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt khi bước vào thực hành tiêu chuẩn này.

Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện Trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Phát triển kinh tế xanh không chỉ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực với môi trường mà còn đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới trong mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại, đầu tư. Hành trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 nhằm đáp ứng tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chuẩn ESG thường mất vài năm; trong đó, cần lưu ý vấn đề liên quan đến đo lường phạm vi phát thải, bởi lẽ đây là cơ sở về hiệu suất ESG và cơ sở đặt mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần kiến tạo một lộ trình phù hợp để tiếp cận tiêu chuẩn ESG một cách khoa học, có hiệu quả và phù hợp với mục tiêu đề ra.

Theo bà Võ Thị Liên Hương - Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Secoin, cần xác định lĩnh vực trọng yếu ESG và kinh nghiệm thực tế khi triển khai hoạt động phát triển bền vững cho doanh nghiệp, đặc biệt về Quản lý chuỗi cung ứng xanh và xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn xanh - sản xuất tinh gọn.

Bà Võ Thị Liên Hương cũng chia sẻ thêm mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một hành trình ESG riêng, chuyển đổi xanh là then chốt để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng xanh toàn cầu, và chương trình hành động của doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu chung của Quốc gia và của ngành.