Đại biểu Quốc hội kỳ vọng chính sách đất đai cho bảo tồn văn hóa

00:00 - 31/10/2023

Chiều 3/11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Chính sách đất đai tác động sâu sắc đến không gian sinh tồn và truyền thống văn hóa của đồng bào

Phát biểu ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại hội trường, đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, cử tri và nhân dân đang rất mong đợi Quốc hội bấm nút thông qua dự án Luật này; đồng thời bày tỏ quan tâm đến chính sách đất đai cho bảo tồn văn hóa các dân tộc…

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng chính sách đất đai cho bảo tồn văn hóa

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nêu ý kiến thảo luận

Đại biểu cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung quy định cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc.

“Tuy chỉ là bổ sung một từ “tín ngưỡng” thôi nhưng đã phản ánh được đầy đủ ý nghĩa, vai trò quan trọng của đất đai đối với đời sống vật chất và tâm linh của đồng bào, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số” – đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân chia sẻ thêm, theo truyền thống đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số, nhất là đối với người Tây Nguyên, đất đai không đơn thuần là nguồn tài nguyên mang lại giá trị vật chất mà trên hết nó thể hiện quyền sở hữu tài sản, vị thế xã hội và đặc biệt là mang tính tâm linh. Điều kiện cần và đủ cho mỗi buôn làng.

Đất đai không chỉ là không gian sinh tồn mà còn là không gian duy trì các mối quan hệ xã hội, giữa các cộng đồng, giữa cá nhân và cộng đồng. Hơn thế nữa còn điều chỉnh cả mối quan hệ ứng xử giữa con người với tự nhiên. Điều này đã góp phần hình thành tri thức ứng xử với tự nhiên một cách cân bằng…

Nữ đại biểu nhấn mạnh, khi chính sách đất đai thay đổi sẽ tác động sâu sắc đến không gian sinh tồn và truyền thống văn hóa của đồng bào. Do vậy, đại biểu bày tỏ kỳ vọng về những chính sách trong dự án Luật đất đai (sủa đổi) lần này sẽ là tiền đề cơ bản để giải quyết những vấn đề này.

“Việc dự thảo luật quy định trách nhiệm của Nhà nước có chính sách đảm bảo đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số là quy định hết sức cần thiết, đáp ứng mong đợi của đồng bào để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển mạnh mẽ” – đại biểu bày tỏ.

Đồng bộ hóa phát triển du lịch kết hợp với thương mại

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang thống nhất về vấn đề thu hồi đất để phát triển du lịch và thu hồi đất tại Điều 79. Điều 79 của dự thảo Luật đưa ra 2 phương án, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé chọn phương án 1.

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng chính sách đất đai cho bảo tồn văn hóa

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận

“Phương án này nhằm thu hồi đất để phát triển các dự án kinh tế trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của từng địa phương và đồng bộ hóa phát triển du lịch kết hợp với thương mại. Đây sẽ là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội” – đại biểu bày tỏ.

Việc phát triển các dự án nhà thương mại, đại biểu cho rằng, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại dịch vụ không chỉ đem lại về kinh tế mà còn góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Vì vậy, việc thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án này cũng là để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng. Và điều tiết chênh lệch địa tô được thực hiện qua việc Nhà nước giao đất và cho thuê đất để thực hiện dự án này theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất.

Đây là vấn đề mới như trong Báo cáo tiếp thu, giải trình mà UBTVQH đã nêu, do đó đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé chọn phương án 1.

Về hoạt động lấn biển tại Điều 191, nữ đại biểu cho rằng, Luật Đất đai hiện hành chưa quy định về vấn đề này. Hiện nay Chính phủ đang dự thảo nghị định về đất biển. Vì vậy, để quy định đúng về hoạt động lấn biển cần triển khai, cần giải thích từ ngữ về hoạt động này đúng với thực tế đang diễn ra.

Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu giải thích rõ hơn từ “lấn biển” phải bao hành phạm vi lấn biển của cả 3 khu vực: đối với đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển, khu vực biển. Đề nghị sửa lại thành: “lấn biển là việc sử dụng các giải pháp để mở rộng diện tích đất trong phạm vi từ hết ranh giới đất liền về phía biển của vùng biển Việt Nam”.

Từ vấn đề này, đại biểu Kim Bé đề nghị bổ sung nội dung thực hiện các dự án lấn biển đối với các bãi bồi ven biển và đất có mặt nước ven biển và khu vực biển tại khoản 3 Điều 190 và các điều luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, hoạt động này sẽ liên quan đến nhiều luật khác, đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi đồng bộ một số quy định có liên quan đến các luật khác để tạo điều kiện khuyến khích hoạt động này trong phát triển, mở rộng diện tích đất theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội./.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...