Đậu mùa khỉ đã xâm nhập cộng đồng, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh

15:07 - 29/12/2023

Từ đầu năm đến ngày 24/12/2023, Khu vực phía Nam đã ghi nhận 121 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 10/20 tỉnh, thành phố.

Đậu mùa khỉ đã xâm nhập cộng đồng, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh

 

Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (101 ca), Long An (4 ca), Bình Dương (4 ca), Lâm Đồng (3 ca), Cần Thơ (2 ca), Sóc Trăng (2 ca), Bến Tre (1 ca), Tây Ninh (1 ca), Tiền Giang (1 ca) và Đồng Nai (2 ca). Tích lũy có 6 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh.

Đặc điểm dịch tễ của các trường hợp bệnh tại Khu vực phía Nam như sau: tuổi trung bình là 30,8 (18-49), hầu hết là nam (98,3%), có xu hướng tình dục là đồng giới nam (83,1%) và có 70,1% trường hợp dương tính với HIV.

Đến nay, mầm bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập trong cộng đồng nên trong thời gian tới, nhiều khả năng trên cả nước nói chung và tại Đồng Nai nói riêng sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp bệnh mới. Chính vì thế, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp sau để phòng đậu mùa khỉ:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục.

4. Người đến các quốc gia/vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

5. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

7. Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ cần sử dụng trang phục phòng hộ (PPE) thích hợp.

Bất kỳ ai đều có thể mắc hoặc lây truyền bệnh đậu mùa khỉ, do đó đừng ngại khai báo với cơ quan y tế khi bản thân có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Không gian lạ - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...