Mạng lưới đại học: Nhiều nhưng yếu

09:25 - 20/01/2024

Theo Bộ GD-ĐT, hiện trạng mạng lưới giáo dục ĐH của VN hiện nay phát triển chưa đồng đều. Cả nước chưa có một trường ĐH nghiên cứu nào đúng nghĩa; có quá nhiều trường địa phương và trường thuộc các bộ, ngành khác.

Mới đây ngày 16.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 57/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ tịch hội đồng là Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó chủ tịch hội đồng là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Các thành viên hội đồng là đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành như Bộ GD-ĐT, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ…
mang-luoi-dai-hoc-nhieu-nhung-yeu

Việc tuyển sinh tại Trường ĐH Quảng Bình hiện nay rất khó khăn, dẫn đến không có nguồn thu để trả lương cho giảng viên, nhân viên

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là quy hoạch GDĐH).

HẦU HẾT TRƯỜNG ĐH ĐỊA PHƯƠNG ĐỀU NHỎ

Trước đó, từ tháng 11.2023, Bộ GD-ĐT cũng đã bắt đầu triển khai các hội thảo khoa học lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo quy hoạch GDĐH. Theo dự thảo này, Bộ GD-ĐT đã nêu sự cần thiết phải lập quy hoạch, trong đó nhấn mạnh yêu cầu củng cố, phát triển đồng bộ và hiện đại mạng lưới GDĐH, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của mạng lưới cơ sở GDĐH hiện tại.

Theo nhận định tổng quan của Bộ GD-ĐT, hệ thống GDĐH hiện nay phát triển chưa đồng đều. Vẫn còn rất nhiều cơ sở GDĐH quy mô nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả; nhiều cơ sở GDĐH không mở rộng, phát triển được theo định hướng chiến lược mà nhà trường đã đặt ra.

Thị trường GDĐH chưa được điều tiết ở tầm vĩ mô, nhiều cơ sở GDĐH chưa xác định rõ vai trò, vị trí; phần lớn cơ sở GDĐH chưa xác định được chiến lược phát triển nhà trường một cách rõ ràng; hệ thống các cơ sở GDĐH chưa được phân loại rõ; vai trò dẫn dắt của các ĐH quốc gia, ĐH vùng chưa rõ nét.

Mô hình quản lý của cơ quan nhà nước thiếu thống nhất và phân mảnh (trực thuộc nhiều bộ, ngành, địa phương). Các viện nghiên cứu khoa học còn đang vận hành và hoạt động độc lập với hệ thống cơ sở GDĐH. Tồn tại sự bất bình đẳng, thiếu minh bạch trong cơ chế chính sách, phân bổ nguồn lực nhà nước; hiệu quả đầu tư cho GDĐH chưa cao; không có hoặc động lực cạnh tranh trong hệ thống GDĐH còn yếu.

Trong đó, nhiều lần Bộ GD-ĐT nhắc đến yếu tố quản lý nhà nước "phân mảnh" như một nguyên nhân nổi cộm tạo nên những nội dung yếu kém nhất của mạng lưới GDĐH hiện nay. Bộ GD-ĐT nhận định: "Các trường ĐH này (ĐH công lập thuộc các địa phương - PV) trong nhiều năm không có nhiều cải thiện về quy mô đào tạo, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của hầu hết trường địa phương không hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ ĐH được đẩy mạnh. Hầu hết cơ sở GDĐH trực thuộc các địa phương có quy mô nhỏ, chỉ đóng góp 6,3% tổng quy mô đào tạo trình độ ĐH, 3,5% thạc sĩ và 1% tiến sĩ của toàn hệ thống; chỉ có 3 cơ sở GDĐH có quy mô lớn hơn 10.000 sinh viên (SV), trong khi đó có tới 8 cơ sở GDĐH có quy mô thấp hơn 2.000 SV".

Mạng lưới đại học: Nhiều nhưng yếu

 

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ QUÁ PHỨC TẠP

Hiện trạng mạng lưới GDĐH hiện nay có sự mâu thuẫn. Một mặt, sự phân bố các cơ sở GDĐH dàn trải về mặt địa lý. Tồn tại này xuất phát từ quan điểm trong Quyết định 37 37/2013/QĐ-TTg (về điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới GDĐH giai đoạn 2006 - 2020), dựa nhiều vào hai yếu tố là địa lý và mật độ dân cư. Vì thế, trong những năm vừa qua, nhiều cơ sở GDĐH đã được thành lập mới hoặc nâng cấp từ các trường CĐ tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Mặt khác, các cơ sở GDĐH vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn trực thuộc T.Ư. Phát triển hệ thống GDĐH chưa sát với thực tiễn yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước và quy mô phát triển dân số khiến cho số cơ sở GDĐH phát triển nhanh nhưng không đủ nguồn tuyển. Một số ngành nghề đào tạo không gắn chặt với nhu cầu phát triển của đất nước, của ngành và của từng địa phương khiến sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm phù hợp, trong khi một số ngành lại thiếu nhân lực cần thiết.

Đặc biệt, mạng lưới GDĐH với nhiều nhiều mô hình quản trị hiện nay ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng toàn hệ thống. Cả nước hiện có 2 ĐH quốc gia trực thuộc Chính phủ có nhiều trường ĐH thành viên; 3 ĐH vùng trực thuộc Bộ GDĐT gồm các trường ĐH thành viên, trường thành viên, khoa thành viên và các viện nghiên cứu và có thể có cả trung tâm đào tạo từ xa; nhiều trường ĐH trực thuộc các bộ, ngành khác nhau gồm các khoa và bộ môn trực thuộc.

Ngoài ra, cả nước hiện có 68 trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân (trong đó có 28 trường thuộc lực lượng vũ trang, 8 trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhưng không phải là cơ sở GDĐH và 32 trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng) thực hiện đào tạo ĐH. "Cấu trúc hệ thống này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, hiệu quả đầu tư và hoạt động của các cơ sở GDĐH, đặc biệt trong bối cảnh tự chủ ĐH", Bộ GD-ĐT nhận định.

THIẾU ĐẤT, THIẾU TIỀN

Một thực trạng nhức nhối trong phát triển GDĐH hiện nay là sự thiếu đầu tư thỏa đáng từ nguồn tài chính công, chưa tương xứng với mục tiêu phát triển quốc gia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho GDĐH còn thấp, chỉ chiếm khoảng 6 - 7% tổng NSNN cho GDĐT. Nguồn thu chính của các cơ sở GDĐH vẫn từ học phí, trong khi mức học phí còn được xác định ở mức khá thấp; nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học công nghệ còn thấp trong tổng thu của các cơ sở GDĐH.

Mạng lưới đại học: Nhiều nhưng yếu
Mạng lưới đại học: Nhiều nhưng yếu
Mạng lưới đại học: Nhiều nhưng yếu
Mạng lưới đại học: Nhiều nhưng yếu

Các trường ĐH công lập thuộc địa phương trong nhiều năm không có nhiều cải thiện về quy mô đào tạo, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn

Nếu tính theo tỷ lệ chi GDP, VN chi NSNN cho GDĐH rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới; đầu tư từ NSNN cho nghiên cứu phát triển tại các cơ sở GDĐH 2020 giảm tương ứng từ 0,20% xuống 0,18%. Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chi tiêu GDĐH tính trên GDP chiếm ít nhất 1% GDP ở nhiều quốc gia (Thái Lan 0,64% GDP; Singapore 1,00% GDP; Malaysia 1,13%).

Tiền đã ít, cơ sở vật chất, hạ tầng xây dựng của ĐH VN hiện được đánh giá là rất nghèo nàn. Các cơ sở GDĐH phần lớn có diện tích nhỏ, diện tích sàn xây dựng thấp đặc biệt là các cơ sở GDĐH tại các vùng có mức độ phát triển kinh tế cao như vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ. Nhiều cơ sở GDĐH có chỉ số diện tích đất và diện tích sàn xây dựng/SV rất thấp khi so sánh với các trường ĐH của các nước trên thế giới.

Cả nước hiện chỉ có vùng trung du và miền núi phía bắc (nơi có rất ít cơ sở GDĐH) là có đủ quỹ đất cho GDĐH. Các vùng còn lại ước tính còn thiếu khoảng 2.300 ha đất cho GDĐH (tính theo quy mô hiện tại, chưa tính theo quy mô định hướng năm 2030 đạt 260 SV ĐH/1 vạn dân và tính theo chuẩn cơ sở GDĐH là 25 m2 đất/SV).

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2030, cả hệ thống GDĐH sẽ thiếu khoảng 3.041 ha cho tất cả vùng. Các báo cáo kết quả kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH cũng cho thấy, trong 5 tiêu chí nhiều cơ sở GDĐH chưa đạt yêu cầu, có tiêu chí về diện tích đất sử dụng theo quy định và 55% cơ sở đào tạo được đánh giá không đạt tiêu chí diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.

Sáp nhập trường ĐH, liệu có khả thi ?

Để "cứu" các trường ĐH và CĐ thoát khỏi cảnh khó khăn, Nghệ An đã có chủ trương sáp nhập 3 trường công lập của tỉnh thành Trường ĐH Nghệ An.

Tỉnh Nghệ An có 3 trường: Trường CĐ Sư phạm Nghệ An, Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An và Trường ĐH Kinh tế Nghệ An do tỉnh quản lý, được thành lập từ hàng chục năm trước. Năm 2014, Trường CĐ Kinh tế Nghệ An được nâng thành Trường ĐH Kinh tế Nghệ An. Tuy nhiên, việc tuyển sinh của trường cũng rất chật vật, có thời điểm mỗi năm chỉ tuyển được 150 SV. Tương tự, 2 trường CĐ còn lại những năm qua cũng gặp khó trong việc tuyển sinh.

Để tìm tương lai cho các trường này, ngày 2.1, tại phiên họp thường kỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã thống nhất chủ trương sáp nhập 3 trường nêu trên thành Trường ĐH Nghệ An nhằm tăng cường tính tự chủ, tinh giản bộ máy, tăng năng lực cạnh tranh, cải thiện vị thế trong bảng xếp hạng các trường ĐH trong nước, khu vực.

Tuy nhiên, việc sáp nhập này liệu có giúp các trường này trở thành trường ĐH tốt hay lại đi vào "vết xe đổ" của một số trường của các tỉnh khác là điều mà nhiều người đang lo ngại.

Nghệ An hiện có Trường ĐH Vinh đã đào tạo đa ngành từ nhiều năm qua, được đánh giá là trường có truyền thống và chất lượng tốt. Tuy nhiên, những năm qua, trường này cũng khá chật vật khi tuyển sinh, chưa kể tại Nghệ An còn có các trường ĐH khác cũng đã có bề dày kinh nghiệm đào tạo.

Khánh Hoan

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...