Học sinh nhiều nơi không 'sợ' nhà vệ sinh trường học, vì sao?

17:11 - 20/03/2024

Nhiều học sinh có tâm lý 'né' nhà vệ sinh trường học, 'chịu không nổi mới đi'. Nhưng có những ngôi trường mà nhà vệ sinh không khiến các trò 'sợ', còn khen nơi này 'sạch, đẹp, thơm như trong khách sạn'.

hoc-sinh-nhieu-noi-khong-so-nha-ve-sinh-truong-hoc-vi-sao

Khu vệ sinh Trường THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11

THÚY HẰNG

Cách nào để duy trì những nhà vệ sinh trường học như thế này?

Ghé tới Trường tiểu học Trưng Trắc (Q.11, TP.HCM) vào giữa tháng 3, chúng tôi đến khảo sát tại các khu nhà vệ sinh tại đây. Tại ngôi trường có 1.268 học sinh, có 8 khu nhà vệ sinh, chia thành các khu riêng biệt cho nam, nữ với tổng diện tích là 384 m2.

Cô Võ Thị Viễn Nguyên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trưng Trắc, cho hay toàn bộ khu nhà vệ sinh trường học được xây dựng bằng ngân sách quận từ năm 2011. Đến năm 2021, quận cũng cấp kinh phí sửa chữa. Kinh nghiệm quản lý nhà vệ sinh trường hiệu quả, đảm bảo công trình vẫn sạch đẹp qua hơn 10 năm sử dụng là thực hiện hiệu quả mô hình xã hội hóa, theo cô Viễn Nguyên.

Học sinh nhiều nơi không

Nhà vệ sinh của học sinh Trường tiểu học Trưng Trắc, Q.11 đẹp như trong khách sạn

THÚY HẰNG

Cô Viễn Nguyên cho biết, trong việc thực hiện xã hội hóa nhà vệ sinh trường học thì cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm đóng góp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc, không bình quân mỗi người. Các khoản được tài trợ cho mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh trường học (như chi cho mua hóa chất, chi cho người dọn dẹp nhà vệ sinh, trang trí cây xanh…) đảm bảo cho nhà vệ sinh học sinh xanh sạch sẽ, thân thiện phải thực hiện theo kế hoạch vận động tài trợ cho giáo dục theo Thông tư 16. Các khoản chi do ban đại diện cha mẹ học sinh ký duyệt, có kiểm tra hàng tháng, hàng quý, đảm bảo minh bạch.

Nhà vệ sinh sạch tới mức có thể đứng tâm sự, tắm, sấy tóc

Tại Trường THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11, từ năm học 2011-2012, 5 khu nhà vệ sinh trong trường đã được nhà nước đầu tư kinh phí sửa chữa, cải tạo. Đồng thời, hơn 10 năm qua, nhà trường và phụ huynh cùng phối hợp để giữ gìn các khu nhà vệ sinh này sạch, đẹp, an toàn, cho học sinh có cảm giác thoải mái khi bước vào. Tại khu nhà vệ sinh nữ, các phòng rộng, thoáng, có cả nhà vệ sinh kinh nguyệt với nhà tắm, ổ cắm điện để nữ sinh có thể sấy tóc, sấy quần áo nếu lỡ bị ướt…

Học sinh nhiều nơi không

Trường THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11

THÚY HẰNG

Học sinh nhiều nơi không

THÚY HẰNG

Học sinh nhiều nơi không

Nhà vệ sinh dành cho học sinh sạch đẹp, có cả buồng tắm tại Trường THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11, TP.HCM

THÚY HẰNG

Cô Vương Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay công tác xã hội hóa nhà vệ sinh cho học sinh được thực hiện nhiều năm, phụ huynh rất đồng lòng chung tay, giúp con em có nhà vệ sinh sạch đẹp, an toàn. Mỗi năm học, cha mẹ học sinh, nhà hảo tâm ủng hộ trên tinh thần tự nguyện, ai có bao nhiêu ủng hộ bấy nhiêu, không cào bằng. Nguồn này được ban đại diện cha mẹ phụ huynh chi cho công tác duy tu, giữ gìn nhà vệ sinh gồm: mua vật tư trong nhà vệ sinh, chất tẩy rửa, sửa chữa, hỗ trợ chi trả cho nhân viên dọn nhà vệ sinh...

Câu chuyện từ mười mấy năm trước

Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.11, cho biết từ những năm 2011-2012, ông Dương Công Khanh, lúc bấy giờ còn là Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND Q.11, rất quan tâm tới vấn đề nhà vệ sinh trường học. Ông Khanh (đã nghỉ hưu) tâm niệm, nhà vệ sinh trường học phải xanh, sạch, thân thiện với học sinh để bảo vệ sức khỏe, đồng thời tạo ra ý thức cộng đồng cho các em về sau. Do đó, từ cách đây 12 năm, tại Q.11, TP.HCM, nhiều trường học đã được cấp ngân sách cải tạo, xây mới lại những nhà vệ sinh xuống cấp. 

Những trường học xây mới hoàn toàn sau này thì luôn được ưu tiên các nhà vệ sinh đạt chuẩn, đẹp và thơm, có cả âm nhạc du dương như trong khách sạn.

Ông Hiếu cho hay ban đầu, việc xã hội hóa quản lý nhà vệ sinh trường học được thực hiện thí điểm tại 4 trường: THCS Chu Văn, An, THCS Nguyễn Văn Phú, tiểu học Trưng Trắc, tiểu học Lạc Long Quân, rồi dần dần mở mang tới đại đa số các trường trong quận (hiện có 19 trường tiểu học, trường chuyên biệt và 9 trường THCS).

Học sinh nhiều nơi không

Học trò Trường tiểu học Trưng Trắc, Q.11 trong một tiết học

THÚY HẰNG

Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, nguyên Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Q.11 Dương Công Khanh nói: "Phụ huynh không chỉ cùng tham gia giáo dục con em ý thức bảo vệ, giữ gìn nhà vệ sinh, mà còn là những nhà hảo tâm tài trợ kinh phí sửa chữa, vận hành, duy trì nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, tạo môi trường học tập tốt cho con em mình. Trẻ em không sợ nhà vệ sinh, từ đó mới học tập tốt, vui chơi thoải mái, có sức khỏe tốt. Đó mới là một trường học hạnh phúc đúng nghĩa".

Xây nhà vệ sinh mới thì dễ, duy trì sạch mới là bài toán khó

Mô hình nhà vệ sinh trường học xanh, sạch, thân thiện với học sinh như ở Q.11, TP.HCM đã được lan tỏa tới H.Đức Hòa, Long An.

Tại đây, ít nhất 5 trường học có các khu nhà vệ sinh mới được hội đồng hương H.Đức Hòa vận động tài trợ kinh phí cải tạo, xây mới và phụ huynh cùng chung tay gìn giữ.

Học sinh nhiều nơi không

Nhà vệ sinh của Trường THCS Lê Quang Thẩm, H.Đức Hòa được học sinh khen ngợi

THÚY HẰNG

Học sinh nhiều nơi không

Học sinh Trường THCS Lê Quang Thẩm

THÚY HẰNG

Một trong những trường này phải kể tới Trường THCS Lê Quang Thẩm với 4 khu nhà vệ sinh cho học sinh. 

Thầy Nguyễn Trí Thức, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quang Thẩm, cho biết kinh nghiệm để nhà vệ sinh trường học luôn được sạch, thoáng, học sinh không "né", đó là phụ huynh đồng hành cùng nhà trường, thực hiện mô hình xã hội hóa.

Kế tiếp, cần nhắc tới Trường tiểu học Châu Văn Liêm, thị trấn Hậu Nghĩa, H.Đức Hòa, Long An. Trường này có 4 khu nhà vệ sinh cho học sinh nam, nữ, với tổng trị giá 600 triệu đồng do ban liên lạc hội đồng hương H.Đức Hòa vận động tài trợ và được đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2023-2024. Nhà trường đầu tư thêm 60 triệu để lắp hệ thống phun xịt nước, thuận lợi hơn cho quá trình tẩy rửa. Tới nay, 4 khu này vẫn sạch sẽ, thường xuyên có nhân viên lau dọn để không có mùi hôi.

Thầy Trương Văn Phước, Hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Văn Liêm, cho hay trường có 1.634 học sinh, việc thực hiện xã hội hóa trong vận hành, duy trì sự sạch đẹp của nhà vệ sinh trường học phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, không cào bằng.

Học sinh nhiều nơi không

Nhà vệ sinh xanh, sạch, thân thiện tại Trường tiểu học Châu Văn Liêm, H.Đức Hòa được khánh thành trước năm học 2023-2024. Trong ảnh, ông Dương Công Khanh, nguyên bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Q.11, TP.HCM đứng thứ 3, từ phải qua

THÚY HẰNG

Ông Dương Công Khanh, nguyên Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Q.11, TP.HCM, hiện là trưởng ban liên lạc hội đồng hương H.Đức Hòa cho biết trong năm 2024 dự kiến xây mới, sửa chữa thêm 3 khu nhà vệ sinh xanh, sạch, thân thiện ở 3 trường nữa.

Theo ông Khanh, xây nhà vệ sinh mới trong trường học đã tốt rồi, nhưng làm sao duy trì, vận hành nhà vệ sinh đó được luôn sạch sẽ, thân thiện, an toàn với học sinh mới là bài toán cần giải. Để làm được điều này phải nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ, đồng thuận của phụ huynh.

Bà Trần Thị Thu Trang, Trưởng phòng GD-ĐT H.Đức Hòa, cũng thừa nhận thực tế, nếu không xã hội hóa trong quản lý, duy trì nhà vệ sinh trường học thì tất cả kinh phí cho vận hành nhà vệ sinh học sinh chỉ trông vào ngân sách nhà trường. Trong khi ngân sách này hàng năm được cấp rất hạn hẹp, do đó rất khó khăn để đảm bảo, giữ gìn nhà vệ sinh được sạch - vệ sinh đúng nghĩa.

Học sinh nhiều nơi không

Học sinh Trường tiểu học Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa ao ước có nhà vệ sinh mới, sạch sẽ, thân thiện, không 'sợ' khi bước vào

THÚY HẰNG

Học sinh nhiều nơi không

Đoàn khảo sát dự kiến xây thêm một khu vệ sinh mới đạt chuẩn tại Trường THCS Lê Quang Thẩm, H.Đức Hòa tại vị trí tập kết rác thải

THÚY HẰNG

Học sinh nhiều nơi không

Khu nhà vệ sinh Trường tiểu học Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa chưa đảm bảo vệ sinh, đang được khảo sát để xây mới

THÚY HẰNG

Bà Trang dẫn chứng tới Trường tiểu học-THCS Mỹ Hạnh Nam, khi đã được hội đồng hương H.Đức Hòa tài trợ công trình nhà vệ sinh sạch đẹp thì một phụ huynh trong trường - chủ một doanh nghiệp đang làm việc tại cụm công nghiệp trong huyện - tài trợ cho nhà trường một gói mấy chục triệu đồng. Kinh phí này được giao cho ban đại diện cha mẹ học sinh để theo dõi, thống kê, chi tiêu các khoản liên quan nhà vệ sinh. Cho đến nay, đây vẫn luôn là khu nhà vệ sinh trường học xanh, sạch đẹp, thân thiện, các học trò không còn ám ảnh mỗi khi đến trường.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...