Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

16:59 - 14/01/2025

Kinh tế số, công nghệ tài chính, digital marketing… là tên nhiều ngành mới kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và công nghệ được tuyển sinh tại nhiều trường trong vài năm gần đây. Vậy cơ hội việc làm ra sao?

Phần tiếp theo của chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: kinh tế-ngân hàng-luật" diễn ra vào 15 giờ 20 (ngày 14.1), đại diện các trường ĐH sẽ tiếp tục thông tin với phụ huynh và học sinh về xu hướng phát triển, chương trình đào tạo, học phí, học bổng, cơ hội việc làm... của các ngành học đang có sức hút mạnh với thí sinh các năm gần đây.

Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.

Tại chương trình, đại diện các trường ĐH sẽ thông tin năm 2025 đào tạo ngành nào liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, luật? Thực tế tuyển sinh các năm trước, mức độ quan tâm của thí sinh tới các ngành này cụ thể ra sao? Hiện nay nhiều thí sinh có xu hướng ưu tiên học ngành kinh tế hơn so với các lĩnh vực khác, thí sinh cần tính toán nguyện vọng dựa trên yếu tố nào?

Học sinh cũng sẽ được đại diện các trường đưa ra những lưu ý và lời khuyên về việc lựa chọn ngành học trong khối ngành kinh doanh quản lý – một lĩnh vực đào tạo dẫn đầu số thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều năm liền.

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

Nhiều ngành học kết hợp giữa kinh tế với công nghệ mở ra cơ hội việc làm mới

ẢNH: THANH DUY

Tham gia chương trình tư vấn có các khách mời:

- PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM;

- Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó phòng Tuyển sinh, Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing;

- Thạc sĩ Phạm Quang Trường, Phó khoa Kinh doanh và luật Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;

- Thạc sĩ Nguyễn Bá Anh, Phó giám đốc Gloucestershire Vietnam.

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

Các chuyên gia tham gia chương trình tư vấn về khối ngành kinh tế-ngân hàng-luật tại Báo Thanh Niên chiều nay

Ảnh: Lê Thanh Hải

Những điểm cần lưu ý xét tuyển ĐH năm 2025

PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, thông tin năm 2025 dự kiến trường giữ ổn định 3 phương thức: tổng hợp điểm học tập và chứng chỉ ngoại ngữ; kết quả kỳ thi đầu vào trên máy tính V-SAT, năm 2025 có 18 trường ĐH ký kết sử dụng kết quả thi này; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó có xét tuyển thẳng và xét điểm tổng hợp + phỏng vấn với chương trình quốc tế.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó phòng Tuyển sinh, Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho hay trường cũng giữ ổn định các phương thức như năm 2024: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng; xét học bạ; kết quả kỳ thi V-SAT; kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kết quả thi tốt nghiệp THPT.

‘Không phải ngành nào ra trường cũng có việc làm’

Theo thạc sĩ Phạm Quang Trường, Phó khoa Kinh doanh & Luật Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, năm 2025, trường có 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển bằng học bạ, điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Về điểm chuẩn, theo mức điểm chuẩn của trường năm ngoái, về xét học bạ, điểm trung bình lớp 12 phải đạt tối thiểu  6,0 và tổ hợp môn là 18 điểm trở lên; điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 600/1.200 điểm trở lên; nếu thí sinh dùng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thì phải đạt 17 điểm trở lên.

Thạc sĩ Nguyễn Bá Anh, Phó giám đốc Gloucestershire Vietnam, cho biết Trường ĐH Gloucestershire ký kết chiến lược với Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF), có các ngành như kinh doanh quốc tế, truyền thông đa phương tiện, quản trị logistics, kế toán tài chính, quản trị khách sạn và du lịch quốc tế... Các chương trình này tuyển sinh 3 phương thức: học bạ lớp 12, điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Từ ngày mai (15.1), chương trình bắt đầu xét học bổng cho thí sinh đăng ký vào các chương trình đào tạo này.

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Chương trình đào tạo theo hướng liên ngành, tích hợp 

 PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng những năm qua, tỷ lệ sinh viên học kinh doanh thương mại rất lớn trong nhiều năm nay vì đây là nhóm ngành ''hot''. Tất cả doanh nghiệp tổ chức đều có nhu cầu tuyển dụng người học những ngành này. Xu hướng hiện nay, các trường xây dựng chương trình đào tạo theo hướng liên ngành, tích hợp giữa kinh tế với công nghệ.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay Trường ĐH Tài chính-Marketing đào tạo 18 ngành đều liên quan đến kinh tế, kinh doanh, quản trị. TP.HCM sắp tới trở thành trung tâm tài chính nên sẽ có những ngành chiến lược, tiềm năng và bổ trợ. Nhiều ngành mới xuất hiện ứng dụng công nghệ vào từng lĩnh vực cụ thể. 

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó phòng Tuyển sinh, Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing

 
 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cuộc sống hôn nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

 

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...