Sản lượng liên tục giảm, công nghiệp ô tô ngày càng yếu thế

09:55 - 09/08/2024

Gần 2 năm qua, các nhà máy sản xuất ô tô trong nước liên tục phải giảm công suất. Nếu không có các giải pháp dài hạn và hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô vươn lên, thì kết cục đáng buồn xảy ra là khó tránh khỏi.

Sản lượng liên tục giảm

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2024, có khoảng 172.200 ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước được xuất xưởng; giảm so với con số 190.900 xe của 7 tháng đầu năm 2023 và thấp xa so với con số 258.800 xe của 7 tháng đầu năm 2022.

Trong khi đó, theo ước tính của các doanh nghiệp, doanh số bán ô tô sản xuất lắp ráp trong nước 7 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt khoảng 140.000 xe các loại. Như vậy cho dù sản lượng sản xuất lắp ráp giảm nhưng tiêu thụ còn giảm mạnh hơn, nên có hiện tượng dư thừa lớn.

Sản lượng liên tục giảm, công nghiệp ô tô ngày càng yếu thế

Sản lượng giảm, ngành công nghiệp ô tô gặp khó.

Kinh tế khó khăn, khiến sức mua giảm là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Hiện sản lượng của hầu hết các mẫu ô tô sản xuất lắp ráp đều giảm.

Công ty ô tô Trường Hải cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, cả 3 sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là xe Kia, xe Mazda và xe tải đều tăng trưởng âm. Cụ thể, Kia tăng trưởng âm 19%, Mazda âm 10% và xe tải âm 5%, so với cùng kỳ 2023. Liên doanh Hyundai Thành Công cho biết, doanh số bán xe Hyundai giảm 14%, so với nửa đầu năm 2023. Doanh số giảm, khiến sản lượng xe sản xuất lắp ráp cũng giảm mạnh.

Nhận định về diễn biến thị trường ô tô Việt Nam hiện nay, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, sức mua giảm là do ảnh hưởng của đợt suy thoái kinh tế, kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay. Thị trường bất động sản và chứng khoán đi xuống, khiến nhu cầu mua sắm của nhóm dân cư có thu nhập cao chưa phục hồi đầy đủ.

Trong bối cảnh thị trường ô tô ảm đạm, buộc các nhà máy sản xuất xe tại Việt Nam phải giảm công suất. Để đối phó với tình hình, các hãng xe và đại lý đã liên tục triển khai các chương trình khuyến mại để kích cầu, vực dậy doanh số. Giá hàng loạt mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước thời gian qua đã giảm mạnh từ hàng chục tới cả trăm triệu đồng, nhưng doanh số vẫn không vực được lên.

Cần giải pháp hiệu quả

Ngay từ đầu năm 2024, các doanh nghiệp ô tô đã đề nghị Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất lắp ráp trong nước, để hỗ trợ ngành ô tô vượt qua khó khăn. Từ cuối tháng 4/2024, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, việc giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 5/2024. Tuy nhiên, sau nhiều lần Chính phủ “giục” Bộ Tài chính, đến nay việc có được giảm lệ phí trước bạ hay không vẫn còn là ẩn số.

Theo tính toán, khi giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng mua ô tô dưới 10 chỗ, sử dụng xăng dầu, sản xuất lắp ráp trong nước, sẽ tiết kiệm được khoản tiền từ 15 - 300 triệu đồng, tùy từng mẫu xe. Với một số dòng xe giá rẻ, việc giảm bớt vài chục triệu đồng không phải quá lớn. Nhưng với dòng xe tiền tỷ, con số này lên tới cả trăm triệu đồng sẽ khiến khách hàng chờ đợi.

Sản lượng liên tục giảm, công nghiệp ô tô ngày càng yếu thế

Lắp ra ô tô tại nhà máy Mazda, Công ty Trường Hải, tỉnh Quảng Nam.

Từ hơn 3 tháng qua, khi xuất hiện thông tin Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, việc giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, đã khiến nhiều khách hàng dừng mua xe chờ đợi, thị trường ô tô chững lại. Xe sản xuất lắp ráp trong nước tưởng nhận được hỗ trợ nhưng lại chịu cảnh vắng khách kéo dài.

Các doanh nghiệp cho biết, thị trường gần như chững lại trong 3 tháng qua vì nhiều khách hàng chờ đợi chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước chính thức ban hành, mới ký hợp đồng mua xe. Chúng tôi chờ khách hàng, còn khách hàng lại chờ chính sách.

Theo dự báo của các doanh nghiệp, sản lượng ô tô sản xuất trong nước cả năm 2024 cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 340.000, tương đương với năm 2023 và kém xa con số 440.000 xe của năm 2022. Với sản lượng 340.000 xe/năm, chỉ bằng 50% tổng công suất hoạt động của các nhà máy cả nước.

Việc mất đi 100.000 xe so với “đỉnh cao” 2022, khiến cho ngành công nghiệp ô tô thêm khó khăn. Ngành công nghiệp ô tô muốn phát triển, phải dựa trên sản lượng lớn. Sản lượng xe sản xuất càng lớn sẽ càng hiệu quả và ngược lại. Với sản lượng chung và riêng của từng mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước ngày càng giảm, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khó phát triển.

Trong khi đó ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giá rẻ tràn vào nhiều, đang giành thị phần của xe trong nước. Nếu không có các giải pháp dài hạn và hiệu quả, hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô vươn lên, thì kết cục đáng buồn xảy ra là khó tránh khỏi.

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Tình thương của mẹ hổ: Góc nhìn mới giúp phụ huynh hiểu con hơn

 

Truy tìm bằng chứng II: Những vụ án mới gay cấn và hấp dẫn

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...