Đây là một hình thức đào tạo được các cơ quan quản lý giao thông khuyến khích và ngày các thu hút sự quan tâm của người dân.
Ở một số nước châu Âu, như Luxembourg chẳng hạn, “Lái xe phòng thủ” là một kỹ năng bắt buộc trong quá trình học và thi lấy bằng lái xe ô tô. Ở nhiều nước khác thì không có yêu cầu này.
Anh Geatan đã có bằng và lái đều hơn 20 năm, tài liệu về lái xe phòng thủ không thiếu, nhưng anh vẫn đến trung tâm với mục đích rất cụ thể. Anh nói: “Được cảm nhận xe khi bị trượt rất có ích, quan trọng là tôi được luyện thêm về phối hợp: cách nhìn, cách đặt tay trên vô-lăng, tốc độ, vị trí ngồi và chân”.
Được học về cách kiểm soát khi xe trơn trượt là phần gây hứng thú đặc biệt với học viên, nhưng những thói quen không tốt mới mà điều ông Michel muốn lưu ý trước nhất với những tay lái đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Ông Michel du Quesnoy – Giáo viên dạy lái xe, Trung tâm Đào tạo lái xe Maitrise du Volant, Bỉ nói: “Không bao giờ bỏ tay khỏi vô-lăng và không trượt tay thế này. Như thế rất tồi. Cầm lái kiểu này thì không kiểm soát tốt…”.
Một nửa học viên tại trung tâm là lái xe chuyên nghiệp, làm việc cho cảnh sát, cứu hỏa, cứu hộ, doanh nghiệp vận tải. Nửa còn lại là cá nhân, trong đó không ít người đã cầm lái lâu năm như anh Geatan.
Anh Hugues Thomas – Quản lý Trung tâm Đào tạo lái xe Maitrise du Volant, Bỉ: “Mục đích không phải là giúp khách hàng biết đánh võng hay đua xe, mục đích chính của chúng tôi là giúp họ nắm được những ‘kỹ thuật đề phòng sớm’ để tránh được tình huống nguy hiểm”.
170 Euro (4 triệu VNĐ) cho ba giờ luyện tập, con số này có thể cao gấp 4 đến 5 lần nếu khách hàng muốn hoàn thiện hơn trình độ lái xe của mình. Mức giá là không rẻ, nhưng trên đường, an toàn là vô giá. Có lẽ vì thế nên số lượng học viên, dù đã có bằng lái, vẫn tìm đến trung tâm này tăng đều trong suốt hơn 25 năm qua. Đó là còn chưa kể đến nhiều trung tâm khác tương tự được khai trương trong cùng thời gian này.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...