Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Bảo vệ nghệ thuật bản địa khỏi 'cuộc hôn phối phi lý'

11:06 - 28/10/2024

Tờ L'Avenir du Tonkin, số ra ngày 6.6.1914, đăng bài của một nhà sưu tầm ẩn danh cảnh báo về xu hướng "lai căng" trong nghệ thuật tại Đông Dương và ủng hộ thành lập một trường mỹ thuật ở Hà Nội. Xin giới thiệu bài viết đến độc giả.

Trên tờ L'Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc kỳ), số ra ngày 30.5 có bài Les Artistes tonkinois à Hanoï (Nghệ sĩ Bắc kỳ ở Hà Nội) của ông Pouvourville, một lần nữa khẳng định sự thán phục dành cho nghệ thuật Đông Dương và không che giấu niềm phẫn nộ trước tình trạng truyền thống bản địa bị hủy hoại bởi những thị hiếu tầm thường, ngớ ngẩn, "xôi thịt" đang quét qua thuộc địa.
Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Bảo vệ nghệ thuật bản địa khỏi 'cuộc hôn phối phi lý'

Bức Người hát dân ca của danh họa Nguyễn Phan Chánh (từng học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương) bán đấu giá được hơn 1,02 triệu euro (khoảng 27 tỉ đồng)

ẢNH: TƯ LIỆU

Chúng ta vui mừng và cảm thấy được chia sẻ suy nghĩ, được an ủi bởi những lời phán xét mạnh mẽ của ông, chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh bảo vệ người nghệ sĩ Bắc kỳ khỏi cái xu hướng lai căng tai hại kia.

Hình mẫu Pháp đã làm lung lạc ý niệm của người ta về nghệ sĩ bản địa và người nghệ sĩ tưởng đang bước trên con đường thành công bằng cách hòa trộn cái riêng của anh ta - trong khi không hoàn toàn dứt bỏ nó mà chọn nghệ thuật Tây phương - điều này, theo ông Pouvourville, đã gây ra "những cuộc hôn phối phi lý và không ra thể thống gì".

Phải nói ngay rằng các giám đốc trường dạy nghề thường là kỹ sư, họ không nhất thiết là nghệ sĩ; nhưng rủi thay một số họ tin rằng chức danh giám đốc mang lại cho họ mọi kỹ năng. Thứ khiến tôi không thể hiểu được là ông ta cho đắp những con voi quỳ dưới chân bàn mảnh khảnh kiểu Louis XV! Trong trường dạy nghề nhất thiết phải có một chuyên gia chịu trách nhiệm bộ môn mỹ thuật, người ấy phải là một nghệ sĩ có lương tâm, cống hiến hết mình cho nghệ thuật bản địa và không tìm cách đưa "cái riêng" của mình vào đó một cách ngạo ngược.

Các cuộc triển lãm của l'Amicale artistique franco-annamite (Hiệp hội nghệ thuật Pháp-An Nam) đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong các ngành nghề nghệ thuật ở Bắc kỳ xét trên quan điểm vận hành và thiết kế. Có 2 cách để đạt tới sự phục hưng nghệ thuật Đông Dương: dạy cho các nghệ sĩ môn hình họa, nền tảng của nghệ thuật và khuyến khích họ sao chép các mẫu cổ điển, chân phương, thuần túy đường nét, hoàn hảo tuyệt vời mà chúng ta luôn ngưỡng mộ nhưng lại vắng bóng nhiều năm trong xứ sở kiệt quệ này bởi những tay buôn và nhà sưu tập. Nhưng để đảm bảo cho sự trở về với truyền thống cao đẹp, của sự khích lệ tư tưởng thì phải ban hành luật bảo hộ tài sản nghệ thuật ở Đông Dương. Chúng ta tin rằng chỉ cần một nhóm các nghệ sĩ tài hoa nhất gồm thợ thêu, thợ chạm khắc, thợ khảm... lên tiếng yêu cầu ông Toàn quyền thì ông [Albert] Sarraut sẽ lập tức cho thi hành bởi ông yêu quý các nghệ sĩ và quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho mọi người.

Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Bảo vệ nghệ thuật bản địa khỏi 'cuộc hôn phối phi lý'

Hà Nội. Trường Mỹ thuật - Phòng bán tranh của Hiệp hội Họa sĩ Đông Dương

Ảnh: Thư viện Humazur của Đại học Côte d’Azur (Pháp)

Một tác phẩm đẹp là mồ hôi nước mắt của tác giả, là vật mà anh ta đổ hết tâm huyết và hy vọng, chỉ chưa đầy một ngày đã bị sao chép một cách trơ trẽn.

Trong cuộc triển lãm của Hiệp hội nghệ thuật vừa qua, ông Tuy, người thợ mộc tài hoa đã giận dữ trước bản sao của một món đồ nội thất do chính ông làm. Còn ông Khoan, một thợ thêu nổi danh ở Bắc kỳ có ý tưởng tái hiện trên vải đũi những bức họa cổ An Nam bằng một màu lam nhạt đẹp mắt, đã chán nản khi thấy một thợ thêu khác mau chóng trình làng những sản phẩm sao chép ý tưởng của ông.

Đã đến lúc phải thành lập một Trường Mỹ thuật ở Hà Nội bằng ngân sách vay mượn. Nó sẽ đáp ứng được một nhu cầu cấp bách. Nghệ sĩ tốt nghiệp từ đó sẽ không đem tác phẩm của anh ta bán cho hàng chợ, nơi mà ông Pouvourville gọi là "nơi mọi người thợ rèn hú hét hẹn gặp nhau". Nhà buôn đồng thau trên phố Hàng Chén sẽ không bày la liệt những lư hương gắn hình chim muông hoa cỏ nữa bởi trường này sẽ cung cấp cho người thợ đúc các mẫu sản xuất và lưu hành rộng rãi.

Điều quan trọng là các ủy ban tiếp nhận tác phẩm triển lãm của Hiệp hội nghệ thuật phải có thành viên năng lực và không bất chấp quy tắc để làm hài lòng nhà trưng bày hay lấp đầy các kệ.

Vào cuối mỗi triển lãm, ban giám khảo sẽ tổ chức một hội nghị cho các nghệ sĩ được trao giải, ở đó họ phê bình những tác phẩm hiện thời và đưa ra lời khuyên cho tác phẩm trong tương lai: Có như vậy thì vào năm tiếp đó người ta mới kiên quyết khước từ những gì không phải là thiết kế của người An Nam và không phải là một tác phẩm hoàn hảo. Đó là cách duy nhất để dẫn lối cho nghệ thuật bản địa thoát khỏi mọi sai lầm gây nên bởi sự thiếu hiểu biết và ảnh hưởng của thị hiếu tồi tệ của phương Tây và hướng nó vào con đường của sự thật, của cái đẹp. (còn tiếp) 

(Dịch từ tạp chí L'Avenir du Tonkin, 6.6.1914)

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

lịch phát sóng trên truyền hình

Thanh toán hóa đơn SCTV

Không gian lạ - SCTV9

 

Công công xuất cung - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Wifi Internet SCTV: Tăng tốc gấp đôi – Giá không đổi

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...